Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Biến chứng dây thần kinh ngoại biên ở người bệnh tiểu đường

Chuyentieuduong.vn – Người bệnh tiểu đường thường gặp biến chứng dây thần kinh ngoại biên và gặp các biểu hiện như nóng rát, tê bì, ngứa ngáy lòng bàn tay, bàn chân. Dưới đây là một số giải pháp giảm thiểu các triệu chứng tổn thương dây thần kinh ở người bệnh tiểu đường.

1. Biến chứng dây thần kinh ngoại biên ở người bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường tăng cao theo thời gian làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu nhỏ trong cơ thể. Do đó, nếu lượng đường trong máu được duy trì ở mức độ an toàn, nguy cơ gặp biến chứng dây thần kinh ngoại biên ở người bệnh tiểu đường sẽ thấp hơn.

2. Phòng ngừa và điều trị biến chứng dây thần kinh do đái tháo đường

2.1. Dùng thuốc

Việc dùng thuốc hoặc tiêm insulin đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ giúp người bệnh kiểm soát lượng glucose trong máu, giảm thiểu được biến chứng.

Một số loại thuốc điều trị trầm cảm và co giật liều thấp gồm duloxetine, gabapentin, pregabalin làm giảm cơn đau nhức, tê bì chân tay. Bạn có thể dùng chúng vào ban đêm để cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ, người bệnh nên hỏi kiến bác sĩ trước khi uống.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng miếng dán giảm đau capsaicin một lần trong 60 phút, có tác dụng giảm đau đến 12 tuần.

Khi bạn dán miếng giảm đau lên da, các chất trong các đầu dây thần kinh xung quanh bị phá vỡ, không thể gửi tín hiệu đau đến các khớp và mô. Vì vậy, giảm thiểu được tình trạng đau nhức xương khớp ở người bệnh tiểu đường.

2.1. Hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất vừa phải có thể ngăn ngừa biến chứng dây thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân tiểu đường và tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch.

Người mắc tiểu đường không nên bỏ tập thể dục quá 2 ngày liên tục và tập ít nhất 150 phút mỗi tuần. Đi bộ nhanh cũng là một bài tập phù hợp cho người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường.

2.2. Bỏ hút thuốc

Bạn nên bỏ hút thuốc lá nếu đang gặp các dấu hiệu biến chứng dây thần kinh ngoại biên tiểu đường như tê bì, nóng rát lòng bàn tay, bàn chân. Hút thuốc dẫn đến lượng oxy trong máu giảm, đồng nghĩa với việc mạch máu và dây thần kinh không thể nhận đủ oxy, dẫn đến hệ thần kinh bị ảnh hưởng.

2.3. Thay đổi chế độ ăn uống

Bệnh nhân tiểu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh mỗi ngày. Trái cây, rau, ngũ cốc dinh dưỡng nguyên hạt, sữa ít béo, cá, trứng đều tốt cho người bệnh. Người bệnh đảm bảo được chế độ dinh dưỡng, cơ thể khỏe mạnh giúp các hệ thần kinh và mạch máu hoạt động tốt hơn. Ăn đúng – đủ cả về chất và lượng giúp cải thiện cân nặng và kiểm soát được chỉ số đường huyết.

dau-nhuc-long-ban-tay
Người bệnh tiểu đường nên tránh để tay chân bị thương

2.4. Bổ sung vitamin D

Ánh nắng mặt trời là một nguồn cung cấp vitamin D dồi dào, tương tự như trứng, nấm và các loại cá béo như cá ngừ, cá hồi, cá thu. Bổ sung vitamin D giúp bạn giảm thiểu biến chứng dây thần kinh ngoại biên từ bệnh lý tiểu đường.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Hầu hết người bệnh tiểu đường bị biến chứng dây thần kinh ngoại biên đều cảm thấy bị khó chịu, bứt rứt, tê mỏi lòng bàn tay, bàn chân. Do đó, phương pháp xóa bóp, bấm huyệt Y học cổ truyền có tác dụng là giảm đau, giãn cơ và lưu thông khí huyết.

Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như hít thở sâu, yoga, chạy bộ giúp giảm nhịp tim, huyết áp và các cơn đau nhức, tê bì chân tay.

Người bệnh tiểu đường nên tránh để chân tay bị thương vì các vết thương, vết loét rất lâu lành. Khi bị tiểu đường không nên di chuyển thường xuyên bằng chân trần.

Ngoài ra, cần chú ý việc chăm sóc và cắt tỉa móng chân, tay cẩn thận. Kiểm tra bàn chân của bạn hàng ngày để tránh bỏ qua các vết xước, vết phồng rộp, vết loét. Bệnh nhân tiểu đường nên đi khám tổng thể ít nhất 1 lần/năm.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia