Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường là gì?

Chuyentieuduong.vn – Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường là tình trạng đáng lưu tâm. Khi bạn bị tiểu đường dẫn đến biến chứng tim mạch, khả năng đột quỵ là khá cao, tốc độ phát triển những bệnh khác cũng cao hơn. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường có những bệnh nào?

Khi bị tiểu đường, bạn có thể sẽ phải đề phòng những biến chứng tim mạch sau:

1.1. Xơ vữa động mạch

Khi bạn có sức khỏe tốt, các mạch máu không bị hạn chế và cho phép máu bơm từ tim đi khắp mọi nơi trong cơ thể bạn. Trong trường hợp xơ vữa động mạch, các mạch máu cứng lại và trở nên hẹp hơn do tích tụ các mảng bám chất béo. Sự thiếu hụt lưu lượng máu này có thể khiến tim bạn không có đủ oxy, gây ra bệnh tim mạch vành.

Nó không chỉ ảnh hưởng đến tim của bạn mà còn có thể gây ra các vấn đề mạch máu. Nếu nó xảy ra với các mạch ở chân thì có thể gây ra bệnh động mạch ngoại vi. Còn nếu là ở não thì nguy cơ đột quỵ là rất cao.

xo-vua-dong-mach

1.2. Suy tim

Dạng bệnh tim mạch này xảy ra khi các cơ ở tim trở nên quá yếu để bơm máu đúng cách và tim của bạn không thể cung cấp đủ máu cho tất cả các bộ phận của cơ thể.

1.3. Loạn nhịp tim

Nhịp tim không đều xảy ra khi thay đổi cấu trúc hoặc tổn thương làm gián đoạn các tín hiệu chức năng giữ cho tim đập. Ở mức tồi tệ nhất, rối loạn nhịp tim có thể gây tử vong do ngừng tim, mất lưu lượng máu đến tim.

2. Dấu hiệu biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường

Bạn là bệnh nhân tiểu đường, vậy nếu bạn gặp những dấu hiệu sau, hãy tìm đến sự thăm khám, chẩn đoán của bác sĩ. Bởi vì rất có thể là tín hiểu cảnh báo biến chứng tim mạch.

– Khó thở

– Mệt mỏi

– Các cơn đau bên trong như: đau thắt ngực, đau họng. đau chân, cổ, đau hàm, bụng trên và cánh tay, chân tay thường xuyên bị tê.

Các dấu hiệu này đều là những tình trạng phản ứng của cơ thể khi tim hoạt động không chính xác, khỏe mạnh, không đáp ứng được nhu cầu hoạt động của cơ thể.

dau-hieu-tim-mach

3. Cách chăm sóc sức khỏe khi mắc biến chứng tim mạch 

Khi bị biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường, bạn cần phải cẩn thận hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân. Cụ thể là những vấn đề sau:

– Tập thể dục: tối ưu là 150 phút mỗi tuần. Bạn có thể chia nhỏ theo nhịp độ bạn thích  và hãy đảm bảo thực hiện các bài tập đều đặn.

– Ngồi ít hơn – tăng cường vận động: Hãy đứng dậy và đi lại sau mỗi 30 phút để tim bạn được bơm đủ máu lưu thông.

– Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ là một trong những cách bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh tim mạch. Nếu bạn khó nhớ, hãy thử đặt báo thức hoặc sử dụng hộp đựng thuốc.

tam-hong-phuc

– Kiểm soát cân nặng: Nếu bạn đã ở mức cân nặng phù hợp với tuổi và chiều cao của mình, thì nên duy trì chúng! Còn nếu bạn đang thừa cân, vượt chuẩn BMI thì nên thay đổi.

– Ăn uống điều độ: Sử dụng Phương pháp Cái đĩa (the Plate) để tạo ra những khẩu phần ăn lành mạnh mà không cần suy nghĩ tính toán quá nhiều.

– Kiểm soát căng thẳng: Sức khỏe tinh thần là vô cùng quan trọng nếu bạn sống chung với bệnh tiểu đường. Hormone căng thẳng có thể dẫn đến huyết áp cao và khó kiểm soát tốt cả bệnh và biến chứng.

– Ngủ ngon hơn: Ngủ từ 6 đến 8 giờ để giảm các hormone căng thẳng.

– Theo dõi các chỉ số như A1C, huyết áp, lượng đường trong máu và cholesterol của bạn thường xuyên, có thể dùng sổ theo dõi.

bien-chung-tim-mach

4. Một số tình trạng biến chứng tim mạch cần cấp cứu 

Nếu bạn cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây hoặc người xung quanh gặp phải, hãy gọi 115 ngay lập tức để ngăn ngừa tổn thương cho tim, não và mạch máu của bạn.

4.1. Dấu hiệu đau tim:

– Đau hoặc khó chịu ở ngực, căng tức, áp lực

– Đầy bụng, cảm giác này có thể giống như khó tiêu hoặc ợ chua

– Khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay, lưng, hàm, cổ hoặc bụng trên của bạn

– Khó thở

– Đổ mồ hôi

– Khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn

– Mệt mỏi, ngất xỉu hoặc choáng váng

dau-tim

4.2. Dấu hiệu suy tim:

– Khó thở

– Cơ thể mất sức

– Buồn nôn

– Nhịp tim nhanh hoặc không đều

– Ho có chất nhầy màu hồng

– Sưng bàn chân và mắt cá chân (do giữ nước)

Biến chứng tim mạch rất nguy hiểm và luôn được cảnh báo với bệnh nhân tiểu đường. Bạn không thể lơ là các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường, cũng như phải biết cách phòng ngừa, điều trị và cấp cứu trong trường hợp nguy kịch. Theo dõi Chuyện tiểu đường thường xuyên để cập nhật thông tin xung quanh bệnh đái tháo đường một cách nhanh nhất!

Có thể bạn quan tâm:

>>> 4 điều cần biết về biến chứng tiểu đường tuýp 2

>>> Điều trị tiểu đường bằng đông y là có thật?

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia