Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu được không? Ăn bao nhiêu là đủ?

Chuyentieuduong.vn – Hủ tiếu là món ăn yêu thích của nhiều người vào mỗi buổi sáng. Tuy nhiên, hủ tiếu có một lượng tinh bột nhất định và có thể ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.

1. Bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu được không?

Hủ tiếu hay còn được gọi là hủ tíu (theo cách gọi của người miền Nam vì trong phương ngữ tiếng Việt của người miền Nam từ tiếu đồng âm với tíu) là món ăn từ chế phẩm gạo ở dạng sợi của người Triều Châu và người Mân Nam. Sau quá trình lịch sử du nhập, món ăn này đã được phổ biến theo cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á.

Hủ tiếu là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người bởi hương vị, thành phần đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng. Tuy vậy, đối với người bệnh tiểu đường, khi việc ăn uống hợp lý là ưu tiên hàng đầu thì câu hỏi bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu được không là rất dễ hiểu.

Để trả lời cho câu hỏi Bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu được không, chúng ta cần phải làm rõ được những thành phần trong loại thức ăn này. 1 bát hủ tiếu cơ bản gồm sợi hủ tiếu, thịt lợn nạc, thịt viên, rau thơm, nước dùng,… và những thành phần này cung cấp cho chúng ta từ 400-600 kcal.

hu-tieu
Người bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu được không?

Một người trưởng thành cần nạp từ 1200 kcal đến 1500 kcal cho những hoạt động thể chất bình thường để duy trì thể trạng tốt cho cơ thể. Vì vậy, nếu bạn lựa chọn 1 bát hủ tiếu cho bữa sáng đã cung cấp đến gần 1/2 lượng kcal cho cả ngày.

Bản chất của chế độ ăn uống cho người tiểu đường là nên lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Mặt khác, theo 1 nghiên cứu của RSNA (Hiệp hội Xquang Bắc Mỹ) trên 500 bệnh nhân tiểu đường, chế độ ăn ít calo ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết trong cơ thể.

Theo đó, sau 1 tháng những bệnh nhân áp dụng liên tục chế độ ăn 1 ngày 500 kcal cải thiện được đáng kể trong việc điều trị bệnh tiểu đường và giữ được đường huyết ổn định.

Vậy nên, nếu muốn điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả thì chúng ta cần hạn chế món ăn khoái khẩu này. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn hủ tiếu được bằng cách thay đổi 1 chút thành phần hoặc cách chế biến.

2. Người bệnh tiểu đường nên ăn hủ tiếu như thế nào cho đúng?

2.1 Ăn kèm với các loại thực phẩm khác

Khi ăn hủ tiếu, bạn nên lựa chọn thức ăn đi kèm với một lượng vừa đủ. Chẳng hạn, bạn có thể chủ động yêu cầu chủ quán giảm lượng thịt và hạn chế nước dùng hầm xương như những người khác.

Tuy nhiên để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất với 4 nhóm chất cơ bản: tinh bột, đạm, chất xơ và chất béo, bạn nên ăn một lượng thịt vừa đủ để duy trì năng lượng hàng ngày, Đường huyết tăng sau ăn hủ tiếu cũng phụ thuộc vào việc bạn lựa chọn thức ăn đi kèm với liều lượng và như thế nào. 

tieu-duong-an-hu-tieu
Bệnh nhân tiểu đường ăn hủ tiếu ở mức độ vừa phải để không làm tăng đường huyết

2.2 Chia nhỏ lượng hủ tiếu

Người bệnh tiểu đường cần cắt giảm 10% tinh bột và tăng 10% lượng chất đạm trong mỗi khẩu phần ăn. Vì vậy cần tính toán lượng bún, thịt phù hợp với nhu cầu năng lượng và trọng lượng của cơ thể. Mỗi lần ăn hủ tiếu, bạn chỉ nên ăn 1 bát nhỏ và ăn 1-2 lần/tuần. 

Lượng chất xơ có trong rau sẽ góp phần cản trở quá trình hấp thụ đường vào cơ thể người bệnh. Do vậy, người bệnh tiểu đường khi ăn hủ tiếu cần kết hợp ăn nhiều rau hơn trong món ăn này.

tam-hong-phuc


Có thể bạn quan tâm
:

>>> Tiểu đường có ăn được cà chua không?

>>> Tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì?

DS Ánh Hồng – chuyentieuduong.vn

Dược sĩ Lã Ánh Hồng

Tốt nghiệp Đại học Dược năm 2010, dược sĩ Lã Ánh Hồng là người có nhiều năm tiếp xúc với người bệnh Đái Tháo Đường.

Hiện chị đang công tác tại Dược phẩm Tâm Hồng Phúc, và là người cố vấn nội dung cho website chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia