Cẩm nang

Lịch sử bệnh tiểu đường?

Chuyentieuduong.vn – Ai là người đầu tiên phát hiện ra bệnh tiểu đường và lịch sử bệnh tiểu đường phát triển ra sao? Hãy cùng Chuyện tiểu đường tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Lịch sử bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một loại bệnh đã có từ lâu đời. Năm 54 TCN, trong “Hoàng Đế Nội Kinh – Tổ Vấn” và “Linh Xu Kinh” là bộ sách y học cổ điển sớm nhất của Trung Quốc đã ghi chép tên bệnh là “Triệu chứng khát”. Những năm đầu đời nhà Đường, nhà y học nổi tiếng Trung Quốc là Chân Lập Ngôn lần đầu tiên đã chỉ ra, tiểu tiện của người mắc chứng tiêu khát là nước tiểu điểm (ngọt, đường).

Thầy thuốc xác định và chữa trị bệnh tiểu đường sớm nhất là Vương Đạo, vị danh y đời Đường ở Trung Quốc. Cha của Vương Đạo bị mắc bệnh, miệng khát, lượng cơm ăn tăng lên nhiều, cơ thể mọc nhiều mụn nhọc, bệnh ngày một nặng. Đích thân Vương Đạo nếm thử nước tiểu của cha, thấy có vị ngọt và giúp ông khẳng định đây là triệu chứng của bệnh tiêu khát. Về sau vừa dùng thuốc và điều chỉnh thực đơn, bệnh tình của cha ông đã có chuyển biến tốt.

Sau này, Vương Đạo cho ra đời cuốn sách “Ngoại đài bí yếu” giúp chẩn đoán và chữa trị chính xác bệnh tiêu khát (bệnh tiểu đường). Thời kỳ 100 sau công nguyên, các biểu hiện đái nhiều và uống nhiều tiếp tục được phát hiện. Phương pháp điều trị  là dùng rượu vang đỏ, uống thuốc lợi niệu, tắm bồn nước nóng hoặc dùng các loại thảo mộc và cả rượu whisky nấu từ ngô.

lich-su-benh-tieu-duong

Sau hơn 600 năm, bác sĩ người Anh Tô Mát – Uy liêm cũng nêu ra nước tiểu của bệnh nhân “có vị ngọt như đường tựa mật” để mô tả bệnh đái tháo đường. Theo Y học hiện đại, nếu đái tháo đường đến mức đã có đường trong nước tiểu thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Phương pháp chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào test kiểm tra trong nước tiểu có vị ngọt.

2. Khái niệm đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2

Năm 1869 sinh viên y khoa người Đức Paul Langerhans đã ghi nhận những tế bào của tụy tạng trong luận án của mình. Vài năm sau, người ta gọi những tế bào này tế bào tiểu đảo “langerhans”. Năm 1889 nhà khao học Banting và Charles Best đã chứng minh có thể gây được đái tháo đường trên chó nếu lấy đi tụy tạng của nó.

Năm 1976 tác giả Gudworth đưa ra danh từ “đái tháo đường type 1” và “đái tháo đường type 2”. Năm 1985 bảng phân loại của Tổ chức y tế thế giới đưa ra từ “đái tháo đường phụ thuộc insulin” đồng nghĩa với “đái tháo đường type 1” và “đái tháo đường không phụ thuộc insulin” đồng nghĩa với “ đái tháo đường type 2”. 

3. Insulin ra đời như thế nào?

Bước ngoặt vĩ đại nhất trong lịch sử điều trị bệnh đái tháo đường là vào mùa hè năm 1921, khi insulin được phát minh. Loại  thuốc “thần thánh này” đem lại “điều kỳ diệu” như thế nào khi nhìn hình ảnh bệnh nhân đái tháo đường đầu tiên, cậu bé J.L, thay đổi như từ cõi chết trở về sau 1 tháng điều trị insulin chiết xuất từ tụy chó (15/12/1922 – 15/1/1923) tại Bệnh viện Đa khoa Toronto – Canada.

Thí nghiệm nổi tiếng nhất với tuyến tụy ở người bệnh tiểu đường được thực hiện bởi Tiến sĩ Frederick Banting người Canada và sinh viên y khoa Charles Best. Họ chọn một con chó và cắt bỏ tuyến tụy của nó. Sau đó, Tiến sĩ Banting và Charles Best quan sát được hiện tượng con chó mắc tiểu đường. Nhưng khi họ tiến hành tiêm insulin trở lại máu của nó, con chó trở lại bình thường.

lich-su-benh-tieu-duong

Không lâu sau, Tiến sĩ Banting và Charles Best thử nghiệm tiêm insulin trên người bệnh tiểu đường. Năm 1922, bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng phương pháp này. Một năm sau đó, TS Banting và Charles Best được trao giải Nobel cho khám phá về insulin. Ông bán bằng sáng chế của mình cho Đại học Toronto với mức giá tượng trưng chỉ vài đô la. Từ đó, một kỷ nguyên dài bắt đầu với những người bệnh tiểu đường có thể nhận điều trị từ insulin trích xuất từ tuyến tụy của động vật.

Quy trình sản xuất insulin

Mãi tới năm 1970, các nhà khoa học nghiên cứu sử dụng DNA tái tổ hợp để sản xuất insulin cho người bằng phương pháp nhân tạo. Quy trình sản xuất insulin bắt đầu bằng việc chiết suất chất này từ tụy của bò và lợn thịt (hiện vẫn là nguồn insulin quan trọng đối với y học). Những người bệnh tiểu đường phụ thuộc vào insulin ngày nay có thể tiêm nó bằng ống tiêm thông thường, một bút tiêm chuyên dụng hoặc một máy bơm insulin.

Năm 1955, người đoạt giải thưởng Nobel – Frederick Sanger đã tìm ra chuỗi axit amin của insulin người nhằm tạo ra một gene insulin, dùng để tạo ra chủng vi khuẩn biến đổi di truyền có khả năng sản sinh ra số lượng lớn insulin với độ tinh khiết cao.

lich-su-benh-tieu-duong

Ngày nay, các nhà khoa học tại Đại học Niagara Hoa Kỳ đang theo đuổi công trình nghiên cứu sản xuất insulin dạng viên uống, đưa hormone này qua dạ dày vào máu theo đường tiêu hóa.

Người đầu tiên chữa khỏi bệnh tiểu đường tuýp 1 là ông Brian Shelton 64 tuổi, sống tại Mỹ. Ngày 29/6, ông được truyền tế bào gốc, bổ sung tế bào insulin bị thiếu hụt. Giờ đây, cơ thể của ông đã tự kiểm soát được lượng insulin và đường huyết. “Nó như một phép màu và tôi được sống lại cuộc đời mới” –  bệnh nhân chia sẻ.

4. Chương trình mang thông điệp phòng ngừa đái tháo đường

Ngày Đái tháo đường thế giới được tổ chức lần đầu tiên vào 14/11/1991 đánh dấu ngày sinh của Frederick Banting, người đã cùng Charles Best đóng  tìm ra insulin, phương pháp điều trị cứu sống bệnh nhân đái tháo đường vào năm 1922.

Từ đó, hàng năm, IDF và WHO lấy ngày 14/11 hưởng ứng ngày đái tháo đường thế giới nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về đái tháo đường, các biến chứng. Đến năm 2016, có hơn 230 tổ chức thành viên của Hiệp hội Đái tháo đường thế giới (IDF) ở hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tổ chức và hưởng ứng sự kiện này.

lich-su-benh-tieu-duong

Các các chính trị gia, người nổi tiếng và người sống chung với bệnh đái tháo đường, các tổ chức, công ty, chuyên gia y tế và các gia đình cùng tham gia hưởng ứng các hoạt động tầm soát đái tháo đường, chiến dịch phát thanh và truyền hình, sự kiện thể thao. Thông điệp đơn giản để phòng ngừa bệnh đái tháo đường được đưa ra là không hút thuốc lá, hạn chế tối đã cà phê, rượu bia, các đồ uống có cồn. Hưởng ứng phong trào ăn nhạt, ăn nhiều rau xanh, nhiều thịt cá, ít mỡ động vật. Duy trì cân nặng chuẩn BMI. Hoạt động thể thao 30 phút mỗi ngày với các bộ môn như đi bộ nhanh, đạp xe, chạy, bơi, khiêu vũ, chơi bóng bàn…

XEM THÊM:

>> Hướng dẫn chế độ ăn cho người Đái Tháo Đường

>> Bệnh đái tháo đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

HÀNH TRÌNH CHIẾN THẮNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia