Cẩm nang

7 việc kiêng làm vào đầu năm mới

Chuyentieuduong.vn – Theo quan niệm của ông cha ta, việc tuân thủ một số điều kiêng kỵ trong ngày đầu năm mới và tháng Giêng đem lại may mắn, bình an cho gia đình. Những việc kiêng làm vào đầu năm mới giúp gia chủ tránh được vận hạn, rước thêm tài lộc, cầu một năm mới hạnh phúc, phước lành, bình an.

1. Tránh quét nhà, đổ rác

Trong 2 ngày tết, nhiều gia đình không quét nhà và lau chùi nhà cửa. Nhiều nhà không đổ rác vì cho rằng hành động này là tự đem tiền tài đổ ra khỏi nhà. Tài lộc rước ra khỏi nhà sẽ đồng nghĩa với một năm mới gia chủ làm ăn không thuận lợi, thần tài không gõ cửa.

nhung-viec-can-lam-ngay-dau-nam-moi

Do đó, mỗi gia đình vào dịp trước Tết thường dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, lau chùi các vật dụng để 3 ngày Tết Nguyên đán không phải quét dọn hay lau chùi gì thêm. Nhiều gia đình thậm chí còn mang chổi, giẻ lau giấu kín để mọi người để không ai thấy và dùng đến.

2. Kiêng làm vỡ đồ đạc

Ngày tết và dịp đầu xuân, người Việt kiêng làm vỡ đồ đạc, nhất là gương và các vật dụng thủy tinh, sành sứ vì cho rằng đây là điềm xui. Mỗi dịp Tết đến, các thành viên trong gia đình thường nhắc nhở nhau nhau để tránh làm vỡ đồ đạc.

nhung-viec-can-lam-ngay-dau-nam-moi

3. Mở tủ

Không giống phong tục tránh quét nhà, đổ rác ngày Tết, việc mở tủ thường không được nhiều gia đình chú ý. Tuy nhiên, với một số gia đình, việc mở tủ là làm thất thoát vận may và tài lộc được giấu kín trong các ngăn tủ. Một số gia đình ở miền Trung trước ngày giao thừa còn niêm phong các cánh tủ để mọi thành viên trong gia đình không mở ra, làm thất thoát đi tiền bạc.

nhung-viec-can-lam-ngay-dau-nam-moi

4. Khóc than, cãi vã

Người Việt quan niệm để khởi đầu một năm mới tốt đẹp, suôn sẻ cho cả gia đình thì dịp đầu năm mới, mọi người phải giữ cho không khí gia đình luôn vui vẻ, cởi mở và tránh xung đột, cãi vã, giận dỗi nhau.

nhung-viec-can-lam-ngay-dau-nam-moi

5. Vào bệnh viện, nhà thuốc

Những ngày đầu năm, trừ những trường hợp bất khả kháng, người dân thường kiêng lui tới nhà thuốc hay bệnh viện, phòng khám…vì sợ rằng cả năm đau yếu, bệnh tật sẽ đeo bám.

6. Cho lửa và nước

Lửa và nước được xem là vật giữ tiền tài và may mắn trong ngôi nhà. Do đó, hành động cho lửa và nước trong những ngày tết và ngày đầu năm mới được xem là mang tài lộc cho người khác, khiến cho năm mới công việc khó khăn, chật vật hơn.

nhung-viec-can-lam-ngay-dau-nam-moi

7. Vay tiền

Không chỉ 3 ngày tết, những ngày đầu năm hoặc suốt cả tháng Giêng, nhiều người thường kiêng việc vay mượn tiền, đặc biệt là những người làm ăn buôn bán. Ngày đầu năm mà đi vay tiền chứng tỏ cuộc sống khó khăn, không khá giả dẫn đến cả một năm phải chật vật làm ăn kiếm sống mà vẫn không dư giả nổi. Kiêng việc vay mượn, trả nợ trong ngày đầu năm, đầu tháng mới để tránh cả năm bản thân rơi vào tình trạng túng thiếu, nợ nần, công việc không thuận lợi.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>> Sự khác biệt giữa Tết xưa và nay

>> Các nước trên thế giới đón tết âm lịch như thế nào?

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia