Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Nhiễm trùng tiểu đường nặng, phải tháo khớp do hoại tử

Chuyentieuduong.vn – Biến chứng dây thần kinh ngoại vi ở người bệnh tiểu đường gây rối loạn và giảm cảm giác ở chân. Những ngón chân dễ bị chấn thương và hình thành các ổ loét, dẫn đến nhiễm trùng nặng và phải tháo khớp ở một số trường hợp người bệnh.

1. Trường hợp bệnh nhân tiểu đường phải tháo nửa khớp chân do nhiễm trùng nặng

Biến chứng dây thần kinh có thể gặp ở bất cứ bệnh nhân đái tháo đường nào. Theo thống kê, có 5-7% bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng loét chân và có nguy cơ hoạt tử phải cắt cụt chân. Trên thế giới, cứ 30 giây lại có một bệnh nhân đái tháo đường phải cắt bỏ ngón chân.

Trường hợp một nam bệnh nhân 58 tuổi tại An Giang bị sưng đỏ một chân trái, đến khi đi khám mới phát hiện bị tiểu đường. Tình trạng nhiễm trùng chân đã gây hoại tử, dẫn đến chảy mủ, đau nhức. Được biết, cách đây một tháng, bệnh nhân nhận thấy vết thương nhỏ và chỉ sát trùng, uống thuốc giảm đau mà không đi khám.

Tuy nhiên, do vết thương đã nhiềm trùng khá nặng và dẫn đến hoại tử xương nên bác sĩ buộc phải cắt bỏ ngón 2,3,4 bàn chân trái. Trong quá trình cắt mổ, phần mô dưới da và bao gân gập duỗi các ngón chân đã chảy mủ và nhiễm trùng nặng. Bác sĩ buộc phải tháo khớp nửa bàn chân để tránh nhiễm trùng tái phát và lan rộng. Sau 6 ngày điều trị, đường huyết của bệnh nhân ổn định và vết mổ đã khô.

BS. Nguyễn Nương Minh Ngà, GĐ Bệnh viện Sài Gòn ITO (Phú Nhuận) đã có những chia sẻ trên VnExpress, bệnh nhân tiểu đường không nên xem nhẹ các vết thương trên da. Một về thương nhỏ cũng lâu lành và trở nên nghiêm trọng nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời. Người bệnh tiểu đường cần được theo dõi điều trị thường xuyên để ổn định đường huyết nếu nhận thấy các vết thương cần phải mổ, để chữa khỏi như người bình thường.

2. Dấu hiệu nhận biết biến chứng dây thần kinh do bệnh lý tiểu đường

Để ngăn ngừa biến chứng dây thần kinh ngoại biên, có thể gây hoại tử, nhiễm trùng các đốt ngón chân. Bệnh nhân tiểu đường cần đặc biệt lưu ý đến những biểu hiện dưới đây:

– Chân, tay đau nhức về đêm.

– Da vùng chân tái đi khi giơ chân lên cao. Mất lông các ngón chân, móng chân dày lên, nấm móng, ngả vàng hoặc nguy hiểm hơn có thể loét.

– Loét chân ở những vùng chịu sự tỳ đè lớn như mô ngón cái, gót chân.

– Loét sâu hơn ở vùng nhiễm trùng nặng.

3. Chăm sóc bàn chân đối với bệnh nhân đái tháo đường

Bệnh nhân tiểu đường khi chăm sóc bàn chân kỹ lưỡng, có thể giảm thiểu được tỷ lệ tháo khớp, đoạn chi lên tới 85%. Để ngăn ngừa biến chứng thần kinh, bạn cần duy trì lối sống khoa học. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, vận động, dùng thuốc đều và quan sát kỹ bàn chân, bàn tay mỗi ngày.

Chăm sóc bàn chân mỗi ngày

Lưu ý nên lau rửa bàn chân sạch sẽ mỗi ngày. Sử dụng nước ấm hoặc xà phòng nhẹ để rửa chân, chú ý lau chân thật khô. Nếu da quá khô, nên sử dụng các loại kem bôi dưỡng ấm cho da, nhất là vùng gót chân.

Thường xuyên cắt móng tay, móng chân và đeo giày và vớ để bảo vệ bàn chân. Tránh mang giày quá chật, dễ gây phồng rộp ở da. Đồng thời kiểm tra giày trước khi mang, tránh để công trùng, bụi bẩn gây tổn thương chân. Ban đêm, bạn cần mang tất để giữ ấm chân.

Vận động

Vận động bàn chân hàng ngày để tăng lưu thông máu, thông thường từ 3-5 lần/ngày. Các bài tập vận động như đi bộ, đạp xe, thiền, yoga… Uống nhiều nước mỗi ngày. Bạn nên uống hơn 2 lít nước/ngày để bù đắp lượng nước thiết hụt. Giúp da bạn khỏe mạnh, tươi tắn hơn. Bạn nên đi khám sớm nếu thấy móng đau, đổi màu, dày lên hoặc chấn thương máu.

Ổn định đường huyết

Bên cạnh đó, để cải thiện bệnh tiểu đường một cách nhanh chóng và hiệu quả. Xu hướng sử dụng các thảo dược dân gian an toàn, lành tính đang được nhiều người bệnh và chuyên gia y tế quan tâm. Với khả năng điều trị bệnh hiệu quả mà ít mang lại tác dụng phụ. Khang Đường Tâm Hồng Phúc giúp kiểm soát chu trình chuyển hóa đường của cơ thể, ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng.

XEM THÊM

>> Người bệnh tiểu đường nên bảo vệ bàn chân như thế nào để chống nhiễm khuẩn?

>> Bàn chân nóng rát do biến chứng tiểu đường?

HÀNH TRÌNH CHIẾN THẮNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia