Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Triệu chứng của tiểu đường là gì?

Chuỵentieuduong.vn – Các triệu chứng của tiểu đường có thể xuất hiện từ từ, thậm chí trong nhiều năm khiến cho việc nhận biết bệnh trở nên khó khăn hơn.

1. Triệu chứng của tiểu đường

Bệnh tiểu đường có một số triệu chứng điển hình. Tuy nhiên giai đoạn đầu các triệu chứng thường nhẹ nên người bệnh không dễ dàng nhận biết.

Thường xuyên đi tiểu

Triệu chứng của tiểu đường đầu tiên phải kể đến là tình trạng đi tiểu liên tục. Khi lượng đường trong máu cao, thận sẽ cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa bằng cách lọc đường ra khỏi máu. Thận làm việc quá sức dẫn đến bị tổn thương. Khi thận không hoạt động tốt, lượng glucose sẽ bị đào thải qua đường nước tiểu khiến người bệnh đi tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm.

Khát nước

Khi đường huyết tăng cao, cơ thể sẽ lấy nước từ các tế bào pha loãng đường trong máu để bù nước cho cơ thể khiến người bệnh uống nước nhiều và thấy khát hơn bình thường.

Luôn cảm thấy đói

trieu-chung-tieu-duong
Người bệnh tiểu đường thèm ăn nhiều hơn và nhanh đói

Hệ tiêu hóa phân hủy thức ăn thành glucose, được cơ thể sử dụng làm nhiên liệu nhưng ở người mắc bệnh tiểu đường do ăn uống kiêng khem, lượng glucose không đủ để di chuyển từ máu vào các tế bào của cơ thể. Kết quả là họ thường cảm thấy đói liên tục, bất kể đã ăn trước đó không lâu.

Mệt mỏi

Người bệnh không còn khả năng sử dụng glucose có trong thức ăn để phục vụ hoạt động hàng ngày mà phải trực tiếp lấy năng lượng từ mô mỡ khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi. 

Nhìn mờ

Lượng đường dư thừa trong máu có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ trong mắt, gây mờ mắt. Nhìn mờ là hiện tượng xảy ra ở một hoặc cả hai mắt. Nếu không điều trị kịp thời, tổn thương các mạch máu ở võng mạc nghiêm trọng hơn, có thể khiến người bệnh mất thị lực vĩnh viễn.

Lượng đường trong máu cao và kéo dài ảnh hưởng dây thần kinh và mạch máu, làm suy giảm lưu thông máu. Nên những vết cắt và vết thương nhỏ cũng có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để lành. Vết thương chậm lành cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Chậm lành vết thương là triệu chứng tiểu đường có nguy cơ biến chứng nguy hiểm gây loét, hoại tử, cắt cụt chi.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Ngứa ran, tê hoặc đau nhức ở bàn tay hoặc bàn chân

dau-nhuc-ban-chan
Ngứa ở bệnh nhân tiểu đường có thể dẫn đến tình trạng loét da nguy hiểm

Lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và tổn thương các dây thần kinh. Những người mắc bệnh tiểu đường, họ cảm thấy đau hoặc ngứa ran, tê ở bàn tay và bàn chân.

Những mảng da sẫm màu

Các mảng da sẫm màu xuất hiện ở phần cổ, nách cũng có thể là triệu chứng của tiểu đường.

Ngứa và nhiễm trùng nấm men

Lượng đường dư thừa trong máu và nước tiểu cung cấp thức ăn cho nấm men, dẫn đến nhiễm trùng. Nhiễm trùng nấm men xảy ra ở vùng da ẩm ướt như miệng, nách, bộ phận sinh dục và gây ngứa, mẩn đỏ.

2. Các triệu chứng tiểu đường có xuất hiện đột ngột không?

trieu-chung-tieu-duong
Các triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 xuất hiện đột ngột

Ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng tiểu đường xuất hiện đột ngột. Tiểu đường tuýp 2 các triệu chứng phát triển dần và đôi khi không có bất kỳ dấu hiệu nào.

Một số trường hợp, người bệnh nhiễm toan ceton trước khi bị chẩn đoán tiểu đường. Nhiễm toan ceton xảy ra khi lượng đường trong máu tăng cao đến mức nguy hiểm. Cơ thể không thể nhận chất dinh dưỡng vào các tế bào do không có insulin.

Khi đó, cơ thể phân hủy chất béo để làm năng lượng, gây ra sự tích tụ ceton trong máu và nước tiểu. Nhiễm toan ceton khiến hơi thở có mùi ceton (trái cây), thở khó và nôn mửa. Nếu không được điều trị, nhiễm toan ceton dẫn đến tình trạng bất tỉnh và thậm chí tử vong.

Các triệu chứng tiểu đường có thể thuyên giảm trong thời gian ngắn khi tuyến tụy vẫn tiết ra một số insulin. Tình trạng này kéo dài ít nhất 1 tuần, dài nhất 1 năm và xảy ra khi người bệnh bắt đầu dùng insulin. Giai đoạn này không có triệu chứng nhưng không có nghĩa là bệnh tiểu đường đã hết. Tuyến tụy vẫn không thể tiết ra insulin và người bệnh không điều trị, các triệu chứng tiểu đường sẽ quay trở lại.

3. Nhận biết được các triệu chứng tiểu đường quan trọng như thế nào?

nhan-biet-trieu-chung
Nhận biết sớm các triệu chứng tiểu đường giúp phòng ngừa biến chứng

Nhận biết được các triệu chứng tiểu đường giúp người bệnh được chẩn đoán và điều trị sớm hơn. Thay đổi lối sống giúp cải thiện đáng kể sức khỏe và giảm thiểu được nguy cơ biến chứng.

Nếu không điều trị, lượng đường trong máu cao liên tục dẫn đến các biến chứng và đôi khi đe dọa tính mạng, bao gồm:

– Tổn thương tim mạch

– Tổn thương thần kinh

– Vấn đề về chân

– Bệnh thận

– Bệnh về mắt

– Vấn đề tình dục ở cả nam và nữ

Giữ lượng đường trong máu ở ngưỡng am toàn để ngăn ngừa một số biến chứng tiểu đường. Thuốc tiểu đường uống như metformin (Glumetza, Fortamet, những loại khác) giúp giảm ảnh hưởng triệu chứng của tiểu đường. Hãy kiểm tra lượng đường trong máu của bạn ít nhất 1 lần/năm để kiểm tra mức độ phát triển của bệnh.

tam-hong-phuc

Có thể bạn quan tâm:

>>> Dấu hiệu bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ bạn cần biết

>>> Cách tính tiểu đường là gì? Khi nào nên tính tiểu đường?

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia