Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Cách thử tiểu đường tại nhà bạn nên biết!

Chuyentieuduong.vn – Việc kiểm tra đường huyết tại nhà không phức tạp như nhiều người thường nghĩ. Bạn chỉ cần tuân thủ các bước thử tiểu đường theo hướng dẫn của bác sĩ.

1. Cách thử tiểu đường tại nhà

Bộ dụng cụ đo bao gồm: máy đo chỉ số đường huyết, lưỡi tiếp nhận máu, que gắn kim chích, kim gọi là lancet và bông gòn.

Sau đây là các bước thử tiểu đường tại nhà dành cho người bệnh tiểu đường hoặc người có nghi ngờ về bệnh.

– Bước 1: Rửa tay sạch sẽ bằng nước ấm, lau khô tay trước khi đo

– Bước 2: Mở nắp que thử, lấy que thử cắm vào máy đo

– Bước 3: Gắn kim lấy máu vào bút, tùy chỉnh độ nông sâu của kim phù hợp với lớp da của bạn.

– Bước 4: Thả lỏng tay, bấm nắp bút vào đầu ngón tay bạn đã chọn để lấy máu.

– Bước 6: Sau khi lấy máu thử xong, bạn dùng khăn sạch ấn nhẹ vào ngón tay đã lấy máu để cầm máu. Đọc kết quả sau 20 giây.

– Bước 7: Ghi chép lại kết quả và vệ sinh dụng cụ đo, bảo quản dụng cụ đo một cách tốt nhất.

Việc đo đường huyết tại nhà cần được thực hiện nhẹ nhàng và cẩn thận. Nếu thực hiện không đúng cách có thể gây nhiễm trùng và đau đớn cho vùng da được đo.

2. Những lưu ý khi thử tiểu đường tại nhà

thu-duong-huyet-tai-nha
Đo đường huyết giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát được chỉ số đường huyết và kết quả điều trị bệnh

Việc kiểm soát chỉ số đường huyết tại nhà mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, để thử tiểu đường cho kết quả chính xác nhất, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Lựa chọn máy đo đường huyết tốt nhất, nhỏ gọn, dễ sử dụng và cho kết quả chính xác.
  • Trước khi dùng máy đo cần hỏi ý kiến bác sĩ về hướng dẫn sử dụng và những lưu ý khi sử dụng máy đo.
  • Sau mỗi lần đo đường huyết, người bệnh nên ghi chép lại kết quả đo. Các mốc về thời gian đo, thuốc tiểu đường mà bạn đang uống, thời gian ăn uống và những thay đổi về chế độ ăn uống (ăn nhiều đồ ngọt, uống nhiều nước…) để theo dõi, so sánh chỉ số đường huyết ở các lần đo sau.
  • Nên đo đường huyết gắn với các hoạt động thường ngày để kiểm soát lượng đường huyết và đánh giá quá trình điều trị bệnh.
  • Dùng que thử mới ở mỗi lần đo để cho kết quả chính xác và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
  • Thay đổi các ngón tay để đo đường huyết. Không nên đo và lấy máu mãi một ngón. Đồng thời không lấy máu khi các ngón tay đau nhức.

3. Một số loại máy đo đường huyết tốt nhất trên thị trường

Máy đo đường huyết Omron

Omron là một thương hiệu đứng đầu trong lĩnh vực thiết bị y tế đến từ Nhật Bản. Các sản phẩm đến từ thương hiệu Omron đều mang đến cho người dùng sự hài lòng và mang lại kết quả chính xác nhất. Máy đo đường huyết Omron là thiết bị đo đường huyết cho kết quả chính xác cao tại thời điểm đo. Hỗ trợ người bệnh phát hiện sớm các bệnh liên quan đến chỉ số đường huyết.

Máy đo đường huyết Medisana

Là thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm kiểm tra sức khỏe tại nhà có độ chính xác cao đến từ Đức. Từ các dòng máy massage, đo huyết áp, máy hút dịch mũi họng, máy điều trị viêm mũi dị ứng, máy đo đường huyết cũng là một trong những dòng sản phẩm hỗ trợ thử tiểu đường tại nhà nổi bật của thương hiệu Medisana.

Máy đo đường huyết Acon On Call Plus

Đây là dòng máy được nhiều người bệnh sử dụng, có xuất xứ từ Mỹ. Thương hiệu Acon On Call Plus chuyên phân phối các sản phẩm nằm trong lĩnh vực y tế, nổi bật có máy đo đường huyết. Ưu điểm của dòng máy này là giá thành rẻ, chất lượng tốt.

Máy đo đường huyết Accu-Chek Performa

Bên cạnh dòng máy Ancon On Call Plus, dòng máy Accu-Check Performa cũng rất được ưa chuộng bởi đặc tính nhỏ gọn, kèm chung với máy là bộ bút, kim lấy máu tiện lợi.

Máy đo đường huyết Accu-Chek Performa thuộc dòng sản phẩm của Tập đoàn Roche (nước Đức) với bộ nhớ lưu trữ kết quả lên đến 1 tháng, bao gồm 250 kết quả, giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát được chỉ số đường huyết của mình và người thân trong gia đình.

Máy đo đường huyết Onetouch Select Plus Simple

Màn hình LCD to tõ, cho kết quả nhanh chóng, chỉ trong vòng 5 giây, với chế độ bảo hành máy trọn đời.

4. Tầm quan trọng của việc đo đường huyết

Đo đường huyết giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát được chỉ số đường huyết và kết quả điều trị bệnh. Khi nhận thấy các chỉ số đường huyết vượt ngưỡng an toàn, người bệnh có thể điều chỉnh lại bằng chế độ ăn uống, tiêm insulin hoặc tập thể dục, thay đổi lối sống khoa học hơn.

Ngoài ra, thử tiểu đường tại nhà định kỳ giúp bạn phát hiên sớm bệnh lý tiểu đường để có biện pháp điều trị can thiệp hiệu quả. Đường huyết quá cao hoặc thấp đều gây nguy hiểm cho cơ thể, có thể làm suy giảm chức năng gan thận, thậm chí gây hôn mê, đột quỵ ở người bệnh tiểu đường.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>> Cách tăng đường huyết nhanh chóng

>> Chuẩn bị gì khi đi kiểm tra đường huyết thai kỳ?

HÀNH TRÌNH CHIẾN THẮNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia