Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Cách phòng chống tiểu đường hiệu quả nhất

Chuyentieuduong.vn – Cách phòng chống tiểu đường có liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng và tập luyện ở người bệnh.

1. Người nào dễ mắc tiểu đường?

Tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở những người trẻ, dưới 20 tuổi (chiếm khoảng 5-10%). Ở thể tiểu đường tuýp 1, triệu chứng xảy đột ngột, tình trạng bệnh diễn biến nhanh nên bạn không dễ dàng phát hiện ra bệnh.

Đối với tiểu đường tuýp 2 – một thể bệnh phổ biến nhất. Đối tượng chủ yếu là những người trên 40 tuổi, tuy nhiên đang có xu hướng trẻ hoá. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 chiếm 90% trong tổng số các ca mắc bệnh. Tiểu đường tuýp 2 không có triệu chứng rõ rệt nên người bệnh không phát hiện được bệnh sớm.

Tiểu đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai tuần thứ 24. Ở phụ nữ mang thai, nhau thai tạo ra nhiều hormone nữ estrogen tác động đến các tế bào insulin, làm tăng đề kháng nên tuyến tuỵ không sản xuất đủ insulin. Lúc này, lượng đường trong máu bị tích tụ dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Do đó, kiểm soát đường huyết trong quá trình mang thai là cách phòng chống tiểu đường hiệu quả nhất.

2. Tiền tiểu đường là gì?

Cách phòng chống tiểu đường là gì?

Tiền tiểu đường là tình trạng rối loạn dung nạp đường hoặc rối loạn dung nạp đường khi đói, khiến lượng đường huyết tăng cao nhưng chưa phải ngưỡng để chẩn đoán là tiểu đường.

Giai đoạn tiền tiểu đường là “ranh giới” giữa người bình thường và bệnh tiểu đường tuýp 2. Tiền tiểu đường có nguy cơ sẽ thành tiểu đường khi không điều trị, không cải thiện lối sống và chế độ dinh dưỡng.

Biến chứng tiểu đường hoàn toàn có thể gặp ở những người bị tiền tiểu đường chuyển sang tiểu đường tuýp 2. Có khoảng 5-10% người bị tiền tiểu đường trở thành bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

3. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường?

nguyen-nhan-tieu-duong
Tìm hiểu nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường

Yếu tố gây bệnh tiểu đường tuýp 1 vẫn đang được nghiên cứu, tuy nhiên đa số trường hợp mắc bệnh có người thân trong gia đình đã bị tiểu đường.

Do tế bào beta của tuyến tuỵ bị phá huỷ gây suy giảm lượng insulin hoặc tuyến tuỵ không tiết insulin, khiến lượng insulin lưu hành trong máu thấp. Lượng máu từ đó không được điều hoà nên gây biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân.

Khác với tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 được gọi là bệnh tiểu đường của người lớn tuổi hay tiểu đường không phụ thuộc vào insulin. Ở bệnh tiểu đường tuýp 2, insulin do tuyến tụy tiết ra mặc dù đạt số lượng như người bình thường nhưng suy giảm hoặc không có vai trò điều hòa lượng đường trong máu, do giảm chức năng của tế bào beta tuyến tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin.

4. Cách phòng chống tiểu đường hiệu quả nhất

phong-chong-tieu-duong
Một số cách phòng chống tiểu đường

4.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

+ Ăn đa dạng các loại thực phẩm, trong đó chú ý nhiều rau quả và trái cây
+ Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều tinh bột
+ Tránh thực phẩm nội tạng động vật, thức uống nhiều đường (nước ngọt) và thức ăn nhanh.

Bổ sung nhiều chát xơ trong mỗi bữa ăn có thể giúp ngăn ngừa sự tăng đột biến lượng đường trong máu và insulin, vì thế giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

tam-hong-phuc

4.2. Bổ sung lượng vitamin D

Người bệnh tiểu đường nên duy trì mức vitamin D trong máu ít nhất là 30 ng/ml (75nmol /l). Nguồn thực phẩm tốt của vitamin D bao gồm cá và dầu gan cá tuyết. Ngoài ra, phơi nắng có thể làm tăng nồng độ vitamin D trong máu.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

4.3. Uống cà phê hoặc trà

Cà phê và trà có chất chống oxy hóa được gọi là polyphenol giúp bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trà xanh có chứa hợp chất chống oxy hóa là epigallocatechin gallate được chứng minh là làm giảm sự giải phóng đường trong máu từ gan và tăng độ nhạy insulin.

4.5. Tập thể dục

Hàng ngày, người bị tiểu đường có thể đi bộ hoặc tập 1 môn thể dục nào đó với thời lượng khoảng 45p – 60 phút mỗi ngày và không nên nghỉ quá 2 ngày trong 1 tuần.

Với những người làm công việc văn phòng nên hạn chế tối thiểu việc sử dụng thang máy, thay vào đó là chọn đi cầu thang bộ và tránh ngồi làm việc quá lâu.

4.6. Khám bệnh thường xuyên

kham-benh-thuong-xuyen
Khám sức khỏe định kỳ để phòng chống tiểu đường

Cách phòng chống tiểu đường hiệu quả nhất là khám bệnh thường xuyên để sớm phát hiện bệnh. Người bệnh sẽ nắm được lượng đường trong máu ở ngưỡng bao nhiêu để điều chỉnh về ngưỡng an toàn.

4.7. Ngừng hút thuốc lá

Hút thuốc có liên quan mạnh mẽ đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người hút thuốc lâu năm. Bỏ thuốc là một trong những cách phòng chống bệnh tiểu đường.

4.8. Giảm cân

Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao nhất mắc căn bệnh tiểu đường. Có nhiều cách để giảm cân, bao gồm chế độ ăn low-carb, chế độ ăn nhạt và ăn chay,… Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là chìa khóa giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm:

>>> 4 điều cần biết về biến chứng tiểu đường tuýp 2

>>> Tiểu đường là bệnh gì? Tất tần tật những loại bệnh tiểu đường

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Tâm Hồng – chuyentieuduong

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia