Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Tiểu đường ăn gì thay cơm để ổn định đường huyết

Chuyentieuduong.vn – Cơm trắng được xếp vào nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nhưng lại là thực phẩm chính của người dân Việt Nam. Vậy người bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm để vừa đảm bảo được chất dinh dưỡng vừa ổn định đường huyết. Hãy cùng Chuyện tiểu đường tìm hiểu một số thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường mà thay thế được cơm trắng.

1. Tiểu đường có ăn cơm trắng được không?

Cơm trắng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhất là người dân châu Á, theo một nghiên cứu của ĐH Y tế công cộng Harvard.

Cơm trắng là loại thực phẩm chứa tinh bột và chỉ số đường huyết cao (GI=83). Do đó, người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn cơm trắng. Thay cơm trắng bằng những thực phẩm khác có hàm lượng đường thấp hơn nhưng vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

2. Tiểu đường ăn gì thay cơm cho tốt?

Bệnh nhân tiểu đường ăn gì thay cơm để không gây tăng đường huyết và vẫn cung cấp đầy đủ năng lượng tương tự cơm trắng hàng ngày. Sau đây là các loại thực phẩm có thể thay thế cơm trắng trong thực đơn bữa ăn dành cho người bệnh tiểu đường.

2.1. Gạo lứt

Gạo lứt có chỉ số đường huyết và tinh bột thấp hơn cơm trắng. Gạo lứt vẫn giữ được lớp màng cám bao bọc bên ngoài, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, ăn cơm gạo lứt giúp thúc đẩy quá trình chuyển hoá glucose trong cơ thể. Giảm thời gian tiêu hoá và hấp thu lượng tinh bột. Khiến người bệnh cảm thấy no lâu và giảm hẳn cơn thèm ăn.

gao-lut
Gạo lứt giúp cải thiện đường máu

Ăn gạo giúp giảm các triệu chứng tê bì chân tay ở người bệnh tiểu đường do có hàm lượng vitamin B cao hơn nhiều so với gạo trắng. Không chỉ ổn định đường huyết, gạo lứt còn có công dụng giảm cân.

Bệnh nhân tiểu đường có thể thay thế cơm gạo trắng mỗi ngày bằng cơm gạo lứt. Bạn nên ăn tối đa 3-4 chén cơm gạo lứt/ngày. Ngoài cơm gạo lứt, người bệnh nên bổ sung chất xơ từ rau củ quả và chất đạm từ thịt cá.

2.2. Yến mạch

Tiểu đường ăn gì thay cơm? Câu trả lời không thể thiếu là yến mạch. Đây là loại thực phẩm thích hợp cho người bệnh tiểu đường khi tương tự như gạo lứt, yến mạch cũng có lớp màng nguyên chất. Giữ lại nhiều chất dinh dưỡng.

Sử dụng yến mạch lại rất tiện lợi. Dễ hoà tan mềm trong nước, có thể sử dụng yến mạch để ăn với hoa quả tươi hoặc sữa chua. Yến mạch giúp làm tăng độ nhạy của insulin và ổn định đường huyết.

yen-mach
Yến mạch là thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Có thể bạn quan tâm

>>> Người bệnh tiểu đường có ăn được đậu bắp không?

>>> Ngày tết người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

2.3. Hạt lanh, hạt chia

Trong hạt lanh chứa rất nhiều vitamin, chất xơ hoà tan và chất chống oxy hoá tốt cho người bệnh tiểu đường.

Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố trên tờ Current Pharmaceutical Design năm 2016, thực hiện trên các loài gặm nhấm đã chỉ ra rằng hạt lanh có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Kết quả này cho thấy, người thường xuyên ăn hạt lanh có thể giúp giảm tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 1. Làm chậm sự phát triển tiểu đường tuýp 2 ở người.

hat-lanh-hat-chia
Người bệnh tiểu đường thưỡng xuyên sử dụng hạt lanh, hạt chia hạn chế tăng đường huyết, cải thiện tình trạng tiết insulin

Bạn có thể sử dụng bột hạt lanh, hạt chia pha nước ấm uống vào mỗi buổi sáng và ăn cùng với sữa chua, hoa quả trong bữa ăn chính. Đặc biệt, các chất dinh dưỡng và khoáng chất có trong hạt lanh giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch. Huyết áp ở người bệnh tiểu đường.

2.4. Các loại đậu

Đậu đen

Người bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm? Cháo đậu đen và nước đậu đen rang là một sự lựa chọn không tồi. Đây là những món ăn đơn giản lại có tác dụng bồi bổ rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

dau-den
Đậu đen giúp giảm hấp thu đường sau ăn

Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia của Mỹ, một cốc đậu xanh có chứa khoảng 12,5 gam chất xơ, 269 calo. Ngoài ra, đậu đen còn chứa các chất dinh dưỡng khác như vitamin K, A, sắt, canxi, kali và photpho.

Đậu xanh

Đậu xanh có làm lượng calo thấp, ít chất béo và nhiều chất xơ giúp ổn định lượng đường huyết. Giảm cân và tăng cường sức khỏe đường ruột cho người bệnh tiểu đường.

dau-xanh
Đậu xanh giúp kiểm soát hấp thu đường, giảm đường giải phóng ồ ạt trong máu gây biến chứng

Có nhiều món ăn từ đậu xanh phù hợp với bệnh nhân tiểu đường mà bạn có thể tham khảo như cháo đậu xanh (cách nấu tương tự như cháo đậu đen), giá đỗ xào đậu xanh…

Đậu lăng

Giàu protein và giúp giảm lượng đường trong máu. Theo một số liệu nghiên cứu trên 3000 người cho thấy, những người ăn đậu lăng thường xuyên và các loại đậu khác có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thấp nhất.

dau-lang
Đậu lăng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch ở người bệnh tiểu đường

Đậu lăng giúp cải thiện chức năng hoạt động của đường ruột. Làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày nên giúp giúp người bệnh tiểu đường cảm thấy no lâu hơn. Ngăn ngừa được tình trạng tăng đường huyết. Món ăn từ đậu lăng có cháo gạo lứt đậu lăng, bí đỏ hầm đậu lăng, đậu lăng xào thịt hoặc giá.

2.5. Lúa mì bulgur (lúa mì nứt)

Cung cấp hàm lượng chất xơ hòa tan cao, giúp giảm táo bón và kiểm soát đường huyết tốt hơn ở người bệnh tiểu đường.

lua-mi-nut
Lúa mì nứt là ngũ cốc tự nhiên tốt cho người bệnh tiểu đường

3. Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh tiểu đường

Ngoài việc chú trọng đến vấn đề “Tiểu đường ăn gì thay cơm?” thì người bệnh cũng cần quan tâm đến những nguyên tắc trong chế độ ăn uống như sau:

Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ

Bữa sáng, bữa phụ, bữa trưa, bữa chiều và bữa tối. Ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều hoặc không để quá đói. Người bệnh tuyệt đối không nên bỏ bữa.

Cách ăn cơm trắng tốt nhất là ăn theo nhu cầu năng lượng của cơ thể. Chẳng hạn, bạn là người vận động nhiều nên tiêu thụ nhiều cơm trắng hơn và ngược lại.

Ngoài ra, để quy ước đúng lượng cơm trắng nên ăn, bác sĩ sẽ tính trên thể trạng, chiều cao, cân nặng và công việc hàng ngày của bạn.

Một chén cơm trắng tương đương 60g tinh bột. Nếu là nữ, thể trạng bình thường, công việc nhẹ nhàng, 1 bữa chính có thể ăn 1 chén cơm nhỏ. Nếu là nam giới sẽ khoảng 1.5 chén cơm. Trường hợp nam giới làm công việc nặng có thể tăng thêm 0.5 chén cơm.

chia-bua-an-thanh-nhieu-bua-nho
Bệnh nhân tiểu đường nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày

Để tính toán chính xác nhu cầu năng lượng mà cơ thể cần mất rất nhiều thời gian và phức tạp. Tuy nhiên, người bệnh có thể tự ước chừng lượng cơm. Nên ăn ít hơn so với bữa ăn hàng ngày. Thực hiện đo đường huyết sau 2 giờ ăn, nếu đường huyết đạt giá trị trên 10 mmol/l. Đồng nghĩa là bạn phải ăn ít cơm trắng hơn.

Người bệnh tiểu đường ăn cơm trắng hay thay thế bằng các thực phẩm dinh dưỡng khác thì cách ăn cũng quyết định đến kết quả kiếm soát lượng đường huyết. Thực tế có nhiều người ăn ít cơm nhưng đường huyết vẫn cao do ăn chưa đúng cách. Do đó, cách ăn cơm trắng tốt nhất vẫn là ăn theo nhu cầu của cơ thể.

Quy định giờ ăn

Ăn đúng giờ: Sắp sếp các bữa ăn cho phù hợp và cố định giờ ăn vào đúng thời điểm đã đề ra. Thời gian thay đổi không quá 15 phút.  Người bệnh tiểu đường lưu ý nên ăn thật chậm, nhai kỹ.

quy-dinh-gio-an
Quy định giờ ăn cụ thể và ăn đúng giờ

Không nên ăn sau 20h, ăn muộn tối đa 2 giờ trước khi đi ngủ. Bữa ăn nên đa dạng các loại thực phẩm khác nhau, tạo nên sự đa dạng trong khẩu phẩn ăn.

Sắp xếp thứ tự các món ăn

Để không làm tăng đường huyết quá cao sau khi ăn, thứ tự ưu tiên bạn nên ăn là rau củ quả và uống nước canh trước. Sau đó mới ăn đến cơm và các thức ăn khác. Bởi điều này sẽ khiến bạn có cảm giác hơi lưng bụng, giảm bớt sự thèm ăn.

Theo đó, lượng chất xơ trong rau củ quả có tác dụng làm chậm hấp thu đường từ tinh bột. Nhờ đó làm chậm hấp thu đường vào máu.

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn hằng ngày ngay cả khi bạn đã ổn định đường huyết để tránh đường huyết tăng nhanh trở lại.

tap-luyen-the-duc-the-thao
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao

Để cải thiện bệnh tiểu đường một cách hiệu quả và nhanh chóng, ngoài những thực phẩm thay thế cơm được kể trên, người bệnh cũng nên bổ sung sữa chuyên dụng dành cho người tiểu đường vào các bữa ăn phụ.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị tiểu đường

Ngoài ra, để điều trị bệnh tiểu đường thành công, ngoài sự điều trị kết hợp giữa việc dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng và quá trình vận động. Việc sử dụng thêm những sản phẩm thảo giúp giảm và ổn định đường huyết được đề cao.

Nổi bật trong số những sản phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khang Đường Tâm Hồng Phúc, với thành phần từ Dây thìa canh, Bạch truật, Đỗ trọng, Cây kỳ tử, Cam Thảo giúp hỗ trợ giảm đường huyết và nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.

tam-hong-phuc

Vậy bệnh nhân tiểu đường có thể ăn cơm mà không làm tăng đường huyết quá mức. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân tiểu đường cần duy trì cho mình một lối sống lành mạnh. Cố gắng tập thể dục thể thao thường xuyên để kiểm soát lượng đường huyết luôn ở mức an toàn.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia