Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Bệnh về da do đái tháo đường

Chuyentieuduong.vn – Các bệnh về da do đái tháo đường phát triển khi đường huyết tăng cao làm tổn thương các mạch máu tới nuôi dưỡng da. Theo thống kê, có khoảng 30-70% bệnh nhân đái tháo đường có biểu hiện bệnh lý về da.

1. Hoại tử mỡ

Hoại tử mô mỡ ở bệnh nhân tiểu đường là tình trạng hiếm gặp, xuất hiện ở khoảng 1% bệnh nhân và chủ yếu là phụ nữ trưởng thành (trên 70%).

Biểu hiện ban đầu là xuất hiện các mảng da mờ đục dần, chuyển dần sang màu đỏ và sưng tấy. Sau một thời gian các mảng da chuyển sang màu vàng, gây ngứa và đau, bề mặt có vết loét. Hiện tượng hoại tử mỡ chủ yếu xuất hiện ở cẳng chân, có thể có ở cánh tay, bàn chân, thân mình hay da đầu.

hoai-tu-mo-vung-da-o-chan
hoại tử mỡ

Điều trị hoại tử mỡ do bệnh tiểu đường bằng thuốc bôi corticosteroid thoa ngoài da hoặc dùng corticosteroid dạng tiêm. Đến nay, chưa có phương pháp điều trị nào là hoàn toàn hiệu quả. Do đó, việc chăm sóc vết thương giảm các vết loét và hạn chế các chấn thương là điều cần thiết.

2. Bệnh gai đen

Là bệnh về da do đái tháo đường, phổ biến ở những đề kháng insulin có kèm theo chứng béo phì. Nguyên nhân gây ra bệnh là do tình trạng tăng tiết insulin kích hoạt yếu tố tăng trưởng (IGF-1) thụ thể trên các tế bào sừng dẫn đến việc phát triển lớp thượng bì.

Biểu hiện của bệnh tình trạng da mịn như nhung, sẫm màu và thường xuất hiện ở vùng có nếp gấp như cổ, nách, háng, dưới bầu ngực. Bệnh gai đen có thể xuất hiện do các khối u bắt đầu phát triển ở các cơ quan như dạ dày, đại tràng hoặc gan.

benh-gai-den-khien-vung-da-co-tham-sam
Bệnh gai đen

Điều trị bệnh gai đen là quá trình kiểm soát các yếu tố gây ra bệnh:

– Thực hiện chế độ vận động, chế độ ăn giảm calo, giảm béo phì

– Tránh sử dụng các loại thuốc bổ sung làm nặng thêm tình trạng bệnh như thuốc ngừa thai, corticosteroid, triazinat hoặc chất bổ sung – niacin liều cao…

– Dùng kem thoa để làm sáng hoặc làm mềm da. Liệu pháp lazer để làm giảm độ dày của da.

Có thể bạn quan tâm

>>> Cơ chế đái tháo đường phát sinh trong cơ thể như thế nào?

>>> Đường huyết tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

3. Mụn thịt dư

Là các nốt thịt thừa mọc ra từ cuống, thường xuất hiện trên mí mắt, cổ, nách, bẹn. Mụn thịt dư đi cùng với chứng gai đen ở người bệnh tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2. Mụn thịt khác nhau về hình dạng và màu sắc và có thể đạt chiều rộng đến 5cm.

mun-thit-du-tren-co
Mụn thịt dư

Phương pháp điều trị mụn thịt dư tương tự như điều trị mụn cóc, đốt laze hoặc phẫu thuật loại bỏ thịt dư trên da. Bạn nên đi khám và kiểm tra bệnh tiểu đường nếu thấy xuất hiện các khối u bất thường màu đỏ hoặc vàng trên da.

4. Nhiễm nấm da, nhiễm trùng da do đái tháo đường

Nhiễm nấm

Nấm candida là nguyên nhân chính gây nổi đỏ, mẩn ngứa ở những vùng da ẩm ướt như nách, kẽ tay, kẽ chân. Nấm ngoài ra ở kẽ miệng, kẽ ngón chân, kẽ móng. Tác nhân gây nhiễm trùng bàn chân ở người bệnh tiểu đường là vi khuẩn gram dương hiếu khí Pseudomonas aeruginosa.

Nhiễm trùng âm đạo là tình trạng nữ giới bị tiểu đường gặp phải. Khi gặp dấu hiệu nhiễm nấm, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm để điều trị.

nhiem-trung-da-gay-do-sung
Nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 3 lần so với những bệnh nhân khác. Biểu hiện là các mảng viêm đỏ đau, có khi kèm sưng hạch trên da. Đặc biệt là tình trạng loét chân, bàn chân gây hoại tử ướt, chảy mủ thối kèm theo sưng phù tấy đỏ. Nghiêm trọng hơn tình trạng loét có thể phải đoạn chi do nhiễm trùng huyết nghiêm trọng.

Để điều trị vết loét bàn chân do tiểu đường cần sử dụng liệu pháp kháng sinh phù hợp. Phẫu thuật dẫn lưu, cắt bỏ mô chết và chăm sóc vết thương thích hợp.

5. Da khô ngứa

Tiểu đường gây ngứa da ở một số vị trí nhất định như tay, chân hoặc có thể là toàn thân. Ngứa da là biến chứng tiểu đường khá phổ biến.

Ngoài ra, đường huyết tăng cao và kéo dài làm tổn thương các dây thần kinh điều khiển tuyến tiết, làm hạn chế tiết mồ hôi ở tay, chân, khiến da người bệnh tiểu đường bị khô, ngứa.

da-kho-ngua-bong-troc
Da khô ngứa

Để hạn chế tình trạng da khô ngứa, bạn nên tắm bằng xà bông, bôi kem dưỡng ẩm cho da khô nhưng nên trách các vùng như kẽ chân và nách.

6. Mụn phỏng nước

Người bệnh tiểu đường bị mụn nước như vết phỏng, thường xuất hiện ở các ngón tay, bàn chân, ngón chân hoặc cánh tay. Mụn nước thường không gây đau và khỏi dần theo thời gian. Người bị tiểu đường nặng và đau dây thần kinh có khả năng xuất hiện các mụn phỏng nước.

tam-hong-phuc

Bệnh nhân tiểu đường có thể phòng ngừa các bệnh về da do đái tháo đường bằng lối sống khoa học, vận động và dùng thuốc. Kết hợp với việc sử dụng các sản phẩm từ thảo dược chuyên biệt giúp hỗ trợ đièu trị bệnh tiểu đường.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia