Tin tức y tế

5 điều cần biết về thuốc kháng virus COVID 19

thuoc-dieu-tri-covid-19

Chuyentieuduong.vn – Rất nhiều F0 đang được điều trị tại nhà kết hợp dùng thuốc kháng COVID 19. Nhưng bạn có hiểu rõ về những loại thuốc này. Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

1. Ai là người cấp phép cho thuốc kháng COVID 19?

Chính xác hơn phải là tổ chức nào cấp phép cho việc đưa thuốc kháng COVID 19 vào điều trị. Thuốc kháng COVID 19 được phát triển rất nhiều bởi cả tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong 2 năm vừa qua.

Để đưa thuốc sử dụng rộng rãi cho người bệnh, phải trải qua rất nhiều quá trình. Từ nghiên cứu lâm sàng, đến thử nghiệm thực tế và sau đó là điều chỉnh.

Tùy vào chính phủ mỗi nước, thuốc kháng Covid sẽ có những điều kiện khác nhau để hợp thức hóa và đưa vào sử dụng. Tại Việt Nam, cơ quan chịu trách nhiệm cho việc này là Bộ y tế.

2. Thuốc kháng covid 19 hoạt động ra sao?

Khi cơ thể không có khả năng miễn dịch, kháng thể với bất kỳ 1 loại virus nào, chúng sẽ nhanh chóng nhân bản và gây ra bệnh lý. Do đó, bản chất của những loại thuốc kháng Covid không phải là tiêu diệt toàn bộ virus đã xâm nhập vào cơ thể mà chính xác là ngăn cho chúng không phát triển mạnh mẽ.

bettie steinberg

Theo bà Bettie Steinberg (Viện nghiên cứu y khoa Feinstein)

Tất cả những loại thuốc kháng virus đều hướng đến sự ngăn chặn sự nhân lên của phần tử gây bệnh. Tuy cách thức có thể sẽ khác nhau ở từng loại thuốc cụ thể. Nếu virus không thể nhân lên, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ dễ dàng chế ngự nó

3. Hiệu quả thực sự của thuốc kháng Covid 19 đến đâu?

Thế giới trong 2 năm qua đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Covid 19 đã làm suy yếu nhiều nền kinh tế đang trong đà phát triển và hơn hết là thiệt hại về người.

Sự ra đời, áp dụng phổ biến của thuốc kháng Covid 19 được kỳ vọng là nhân tố làm “thay đổi cuộc chơi” của những chính phủ. Nhưng hiệu quả thực sự của nó đến đâu?

Chưa có một con số thống kê cụ thể nào về hiệu quả của những loại thuốc này khi áp dụng thực tế cho người bệnh. Những con số đều dựa trên công bố của những hãng Dược phẩm và Chính phủ các nước.

thuoc-covid-astra

Đầu tháng 12, Bahrain đã trở thành quốc gia đầu tiên phê duyệt sử dụng khẩn cấp thuốc Evusheld của AstraZeneca. Loại thuốc ức chế virus covid 19 này được cho là giảm đến 88% nguy cơ triệu chứng nặng. Bệnh nhân phải được tiêm trong 3 ngày kể từ khi phát hiện triệu chứng đầu tiên).

Tại Việt Nam, đang sử dụng thuốc Molnupiravir (Nga) dạng uống cho những bệnh nhân F0 điều trị tại nhà. Theo công bố của hãng dược phẩm Merck (hãng sản xuất) loại thuốc này làm giảm 50% nguy cơ phải nhập viện với những người mắc bệnh covid 19.

Con số này được thống kê trong 1 cuộc thử nghiệm lâm sàng của hãng. Merck đã phát thuốc molnupiravir cho người đã có triệu chứng của bệnh trong 5 ngày đầu và được dự đoán là có nguy cơ cao đổ bệnh nặng. Trong số này bao gồm các bệnh nhân: Trên 60 tuổi, người có sẵn bệnh nền (tim mạch, đái tháo đường).

thuoc-molnupiravir

4. Khả năng truyền bệnh của người dùng thuốc kháng Virus Covid 19.

Do bản chất của loại thuốc này là ngăn chặn sự nhân lên của virus, do vậy có thể hiểu khả năng truyền bệnh sẽ thấp đi ở những người dùng thuốc kháng virus.

Việc có rất ít hạt virus trong dịch mũi (nơi mà virus có thể dễ dàng lây từ người này sang người khác thông qua việc thở, ho hoặc hắt hơi / nhẩy mũi) cũng đồng nghĩa bệnh nhân ít lây bệnh cho người khác.

tam-hong-phuc

5. Các tác dụng phụ

Cũng như bất kỳ một loại thuốc nào khác, các thuốc kháng virus đều có thể gây tác dụng phụ lên trên bệnh nhân.

Dữ liệu an toàn chi tiết về giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng của thuốc molnupiravir chưa được công bố. Tuy nhiên, bà Bettie Steinberg cảnh báo tới việc phải đề phòng một tác động lâu dài. Do thuốc hoạt động bằng cách đưa các đột biến gene vào trong virus RNA nên rất có thể nó cũng đưa luôn các đột biến vào trong ADN. Điều này có thể khiến trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh.

Phụ nữ mang thai bị loại khỏi các thử nghiệm lâm sàng thuốc molnupiravir. Nam giới và nữ giới trong giai đoạn sinh sản đều được hướng dẫn các biện pháp tránh thai khi uống thuốc và ít nhất 4 ngày sau khi ngừng thuốc.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Nước tiểu có vị ngọt là bị bệnh gì? Khi nào thì cần đi khám?

>>> Tiểu đường có uống được cafe không? 

Nguồn tham khảo:

  • https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/37077/tp-hcm-huong-dan-toa-thuoc-dieu-tri-covid-19-tai-nha
  • https://tuoitre.vn/astrazeneca-cong-bo-thuoc-khang-the-chong-covid-19-co-hieu-qua-cao-20211118165657958.htm
  • http://medinet.gov.vn/

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia