Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Cơ chế đái tháo đường phát sinh trong cơ thể như thế nào?

Chuyentieuduong.vn – Bên cạnh việc biết được phương pháp điều trị, nắm bắt được cơ chế của bệnh cũng rất quan trọng. Khi đã hiểu được bản chất của bệnh, kế hoạch điều trị, theo dõi cơ thể cũng sẽ trở nên hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu cơ chế đái tháo đường cùng cách căn bệnh này phát triển trong cơ thể ở bài viết dưới đây.

Đái tháo đường hay bệnh tiểu đường

Đái tháo đường, hay còn có tên gọi khác là bệnh tiểu đường. Đây là căn bệnh liên quan đến rồi loại nội tiết tố khiến việc hấp thụ đường trong cơ thể diễn ra sai cách, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gây nên các biến chứng nguy hiểm khác. 

Bệnh đái tháo đường có rất nhiều loại. Có loại bệnh do cơ thể tự miễn, có thể là bẩm sinh. Cũng có loại bệnh hình thành dó thói quen sống mất cân bằng hay những biễn đổi nội tiết trong cơ thể theo giai đoạn.  

Nhìn chung, căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, ở mọi giai đoạn trong cuộc đời. Đặc biệt, khi xã hội đô thị hóa ngày càng phát triển, mức dân số già và béo phì ngày càng tăng thì tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường cũng tăng theo. CHính vì vậy, việc nhanh chóng phổ cập các kiến thức, phương pháp phòng tránh cũng như điều trị bệnh tiểu đường là rất quan trọng.

insulin

Cơ chế chung của bệnh đái tháo đường

Cốt lõi cơ chế đái tháo đường đều có liên quan đến insulin, một loại hormone sản sinh trong tuyết tụy, có vai trò điều tiết hoạt động trao đổi chất, hấp thụ đường vào trong máu, duy trì hoạt động sống của cơ thể. Khi người bệnh mắc đái tháo đường đồng nghĩa với việc insulin không hoạt động hoặc suy yếu, không đủ để điều tiết được lượng đường nạp vào cơ thể. Từ đó dẫn đến lượng đường trực tiếp đi vào trong máu, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các cơ quan khác, tiêu biểu là tim, hệ thần kinh, xương khớp và hệ bài tiết. 

tam-hong-phuc

Cơ chế đái tháo đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 gắn liền với cụm từ “tự miễn insulin”, tức là insulin gần như không được sản sinh hoặc bị phá hủy bởi những yếu tố khác nhau. Khi thiếu hụt insulin một cách tuyệt đối như vậy, đường khi vào cơ thể sẽ không được phân giải mà đi trực tiếp vào máu. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do bẩm sinh tuyến tụy bị thiếu hụt tế bào beta sản sinh insulin. Một nguyên nhân khác là do cơ thể bị nhiễm vi-rút phá hủy tế bào beta này.

Về tổng thể, cách chữa trị tối ưu nhất hiện tại cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 là tiêm trực tiếp insulin đồng thời dùng các loại thuốc hỗ trợ khác. Quá trình chữa trị gần như gắn liền cả đời với người bệnh.

tieu-duong-loại-1

Cơ chế đái tháo đường tuýp 2

Khác với tuýp 1, bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 vẫn có thể sản sinh insulin trong cơ thể. Bệnh sẽ hình thành trong quá trình sống. Có thể do cơ thể suy yếu hoặc lối sống mất cân bằng mà tuyến tụy hoạt động kém hơn, sản sinh ít insulin hơn. Lượng insulin này là không đủ để phân hủy lượng đường được nạp vào cơ thể mỗi ngày. Từ đó mức đường huyết tăng cao hơn, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống mỗi ngày.

Bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể chữa khỏi. Tùy từng mức độ của bệnh, liệu pháp chữa trị sẽ khác nhau.

Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là bệnh phát sinh trên đối tượng cụ thể – sản phụ. Cơ chế đái tháo đường thai kỳ có một số điểm giồng tuýp 1. Đó là trong thai kỳ, cơ thể sản phụ sẽ sản sinh ra các chất để nuôi thai nhi, những chất này lại đề kháng với insulin, dẫn đến trường hợp cơ thể mẹ bị thiếu hụt hormone này. Tuy nhiên, tiểu đường thai kỳ không phải xảy ra ở tất cả sản phụ, nó có nguy cơ cao với sản phụ có tình trạng béo phì hoặc có dấu hiệu tiền tiểu đường. Điểm này lại có chút giống tiểu đường tuýp 2.

Tiểu đường thai kỳ hầu hết tự khỏi sau khi chuyển dạ. Thế nhưng nếu trong quá trình bệnh không chữa trị tốt có thể để lại di chứng cho con, gặp các vấn đề trong quá trình sinh nở hoặc phát triển thành tiểu đường tuýp 2 sau này.

dai-thao-duong

Cơ chế đái tháo đường của các loại bệnh có thể không giống nhau nhưng vẫn có điểm chung đó là sự tồn tại của hormone insulin. Nắm bắt được cơ chế giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình điều trị. Từ đó giảm được các áp lực trong quá trình thay đổi lối sống để chữa bệnh tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm

>>> Bệnh đái tháo đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

>>> Điều trị tiểu đường bằng đông y là có thật?

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia