Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Tiểu đường tuýp 2 có nặng không?

Chuyentieuduong.vn – Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nặng không? Làm thế nào để nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Sau đây, hãy cùng chuyện tiểu đường tìm hiểu qua bài viết.

1. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nặng không?

Bệnh tiểu đường chỉ phân loại theo nguyên nhân mà không đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tuy nhiên, có thể trả lời chung cho câu hỏi này rằng, bệnh tiểu đường nặng khi đã xuất hiện các biến chứng.

2. Tiểu đường tuýp 2 là gì?

Tiểu đường tuýp 2 là bệnh tiểu đường không phụ thuộc vào insulin. Ở những người bị tiểu đường loại 2, insulin do tuyến tuỵ tiết ra suy giảm nên không thể điều hoà lượng đường trong máu.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 phát triển âm thầm nên hầu hết người bệnh không nhận thấy biểu hiện rõ rệt. Vì thế đây là căn bệnh hết sức nguy hiểm.

3. Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 2

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 được công bố do một trong số những yếu tố sau đây:

– Tiền sử gia đình: có bố mẹ, anh chị ruột mắc tiểu đường tuýp 2

– Bản thân người bệnh từng bị tiểu đường thai kỳ

– Thừa cân, béo phì dẫn đến cơ thể sử dụng insulin không đúng cách

– Người bị rối loạn dung nạp đường hoặc rối loạn đường huyết đói.

– Người ít vận động

– Phụ nữ bị hội chứng đa năng là tình trạng diễn ra phổ biến ở thời kỳ kinh nguyệt, khiến tóc mọc nhanh, dễ béo phì và tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.

4. Bệnh tiểu đường nặng khi xuất hiện các biến chứng

Rất khó để trả lời cho câu hỏi Tiểu đường tuýp 2 có nặng không? Tuy nhiên, có thể nói rằng, khi xuất hiện những biến chứng, cơ thể người bệnh sẽ đối diện với nhiều những tình huống nguy hiểm.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

bien-chung-tieu-duong-type-2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 nặng khi xuất hiện các biến chứng

4.1. Biến chứng mạch máu não, tim, động mạch ngoại biên

Đường huyết tăng cao, kéo dài làm tổn thương các mạch máu, gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tổn thương thành mạch và thậm chí gây tắc mạch, hoại tử chi. Mạch máu bị tổn thương gây rối loạn chức năng của các cơ quan như võng mạc mắt, thận, dây thần kinh ngoại biên, dẫn đến suy thận, giảm thị lực.

4.2. Hôn mê do nhiễm toan ceton

Khi bạn gặp tình trạng này đồng nghĩa với việc bệnh tiểu đường loại 2 nặng lên và cơ thể người bệnh sản sinh ra quá nhiều axit (ceton) trong máu, gây rối loạn trong việc chuyển hóa lipid và protid. Người đái tháo đường tuýp 2 bị nhiễm toan ceton chủ yếu do thiểu hụt insuin quá mức.

5. Chữa tiểu đường tuýp 2 như thế nào?

Người bệnh hoàn toàn có thể có được sức khỏe ổn định và hạn chế nguy cơ biến chứng bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn uống và tập luyện thể chất hàng ngày.

chua-tieu-duong-type-2
Chữa tiểu đường tuýp 2 là một quá trình kết hợp giữa chế độ ăn uống, vận động và dùng thuốc

5.1. Chế độ ăn uống

Bệnh nhân nên ăn đủ bữa với các loại thực phẩm tăng cường chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Bệnh nhân tiểu đường thiết kế bữa ăn đơn giản, đảm bảo chất dinh dưỡng mà không làm tăng đường huyết sau ăn.

Cân bằng tỷ lệ các chất dinh dưỡng, hạn chế chất béo, đường bột và tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống phù hợp.

che-do-an-uong-tieu-duong
Chế độ ăn uống góp phần kiểm soát chỉ số đường huyết ở người bệnh tiểu đường

5.2. Chế độ vận động

Vận động giúp giảm chỉ số đường huyết, ổn định cân nặng, giảm thiểu biến chứng tim mạch.

Người bị bệnh tiểu đường nên tập thể dục ít nhất 15-30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Bên cạnh đó cần tham khảo ý kiến bác về các bài tập phù hợp với thể trạng của bản thân.

5.3. Uống thuốc

Thuốc điều trị tiểu đường, ổn định đường huyết là giải pháp quan trọng giúp giảm glucose trong máu.

Các nhóm thuốc giúp cải thiện bệnh tiểu đường tác động đến giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển hoá đường, làm giảm hấp thu đường từ thức ăn vào máu, kích thích tuyến tuỵ sản sinh ra insulin một cách tự nhiên.

tamhongphuc

Tuỳ từng trường hợp người bệnh tiểu đường mà bác sĩ sẽ có những đơn thuốc khác nhau. Trong quá trình dùng thuốc, lưu ý sử dụng đúng liều và nhớ tái khám để bác sĩ theo dõi.


Có thể bạn quan tâm
:

>>> Tiểu đường 10 chấm đã nặng chưa? Làm thế nào để hạ đường huyết?

>>> Nguyên Nhân Đường Huyết Cao và cách kiểm soát

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia