Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết Tin tức y tế

4 Sinh tố cho Người Tiểu Đường, Đủ Dinh Dưỡng, ổn định đường huyết

Chuyentieuduong.vn – Sinh tố trái cây là nguồn cung cấp chất xơ cần thiết cho cơ thể. Thế nhưng sinh tố cho người tiểu đường ngoài việc đảm bảo chất dinh dưỡng, cần phải có chỉ số đường huyết thấp để kiểm soát bệnh.

1. Tác dụng của sinh tố cho người tiểu đường

Sinh tố trái cây là loại nước uống dễ làm, chứa nhiều các khoáng chất, vitamin tốt cho cơ thể. Nhiều loại trái cây giúp người bệnh tiểu đường tránh được tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Bệnh nhân tiểu đường thường xuyên uống sinh tố cải thiện vóc dáng, hệ tiêu hoá và dần phục hồi sức khoẻ. Một số loại trái cây bổ ích như bưởi, táo, lê, ổi, cà chua, lựu,… không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết, có thể làm nước giải khát hàng ngày dành cho người bị tiểu đường.

Trái cây còn chứa chất chống oxy hoá giúp bảo vệ hệ thần kinh, bảo vệ mắt và tốt cho sức khoẻ tim mạch của người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trong trái cây có nhiều đường hơn rau xanh, nên uống điều độ với một lượng vừa phải sẽ tốt hơn.

2. Một số loại sinh tố cho bệnh nhân đái tháo đường

2.1. Sinh tố bơ

Trong trái bơ có nhiều chất béo không bão hoà đơn giúp làm giảm cholesterol trong máu. Do đó, đây là loại thức uống cho người bệnh tiểu đường mà bạn nên thêm ngay vào thực đơn bữa phụ trong ngày.

sinh-to-bo-tieu-duong
Sinh tố bơ tốt cho người bị tiểu đường

Cách làm sinh tố bơ

– 2 quả bơ

– 1 túi sữa tươi không đường

– 10 gam đường ăn kiêng

Cho phần thịt bơ, sữa tươi không đường, đường ăn kiêng vào máy say sinh tố xay nhuyễn. Sau đó, cho sinh tố bơ vào ly, thêm chút đá để thưởng thức.

2.2. Sinh tố táo

Táo là nước uống lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường. Táo giàu hợp chất pectin, có tác dụng giảm thiểu độc tố có hại trong máu, giúp hạ đường huyết, giảm lượng đường đến 35%. Vì vậy, sinh tố cho người tiểu đường không thể thiếu quả táo.

Cách làm sinh tố táo

Rửa sạch táo, cắt miếng vừa, bỏ hạt, xay nhuyễn và trộn cùng với đường ăn kiêng, thêm chút đá

sinh-to-tao-tieu-duong
Sinh tố cho người tiểu đường – sinh tố táo

2.3. Sinh tố xoài

Xoài là một loại trái cây giải nhiệt mùa hè thơm ngon có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giảm cholestrol xấu trong máu. Hợp chất quercetin và norathyriol có trong xoài giúp ức chế hoạt động gây bệnh tiểu đường và làm giảm cholestrol xấu trong máu. Xoài giàu vitamin C giúp chống oxy hoá và tăng cường hệ miễn dịch cho bạn.

Cách làm sinh tố xoài

– 2 quả xoài chín

– 1 hộp sữa chua không đường

– 1 muỗng cafe đường ăn kiêng

Xoài rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho cùng với sữa chưa, đường ăn kiêng vào máy say. Xay nhuyễn 1-2 phút, thêm chút đá là có một ly sinh tố thơm ngon

2.4. Sinh tố mướp đắng

Món sinh tố mướp đắng hơi khó uống nhưng có tác dụng rất tốt trong việc hạ đường huyết ở những người bị tiểu đường. Mướp đắng có nhiều chất xơ và các hợp chất quan trọng khác, giúp tăng cường canxi, sắt, vitamin B1,B2 cho cơ thể.

Cách làm sinh tố mướp đắng

– 1 quả mướp đắng

– ½ quả chanh tươi

– 1 túi sữa tươi không đường

– 1 muỗng cafe đường ăn kiêng

sinh-to-muop-dang
Sinh tố mướp đắng giúp hạ đường huyết

Mướp đắng rửa sạch, bỏ hạt, thái nhỏ và cho vào máy say sinh tố. Vắt lấy nước cốt, thêm sữa, đường, đá nhỏ khuấy đều.

3. Sinh tố cho người bị tiểu đường cần chú ý những gì?

– Người bệnh tiểu đường có thể ăn trái cây tươi thay vì xay thành sinh tố. Chất xơ và nhiều dưỡng chất khác trong trái cây có thể dễ bị mất đi khi xay nhuyễn thành nước uống.

– Sinh tố cho người bị tiểu đường chỉ nên khoảng 1 ly/ngày. Uống quá nhiều sinh tố có thể gây béo phì do dư thừa chất dinh dưỡng.

– Uống sinh tố trước khi ăn khoảng tiếng vì sinh tố chứa axit hữu cơ và các men kích thích hệ tiêu hoá, tăng cảm giác ngon miệng.

– Tránh dùng đường ngọt, sữa tươi có đường để làm món sinh tố cho người bị tiểu đường.

– Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra đường huyết trước và sau khi uống sinh tố khoảng 1-2 h để xem ảnh hưởng của sinh tố trái cây tới chỉ số đường huyết.

tamhongphuc.com

Có thể bạn quan tâm:

>>> Tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì?

>>> Bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu được không? Ăn bao nhiêu là đủ?

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia