Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Tác hại tiểu đường đối với cơ thể người bệnh

Chuyentieuduong.vn – Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Điều chỉnh lại lối sống và can thiệp các phương pháp điều trị đúng đắn giúp ngăn ngừa tác hại của tiểu đường đối với cơ thể bạn.

1. Tác hại tiểu đường là gì?

Người bị mắc bệnh tiểu đường, cuộc sống dần đảo lộn và gặp nhiều khó khăn. Bạn sẽ không thể lường trước được những tác hại tiểu đường nếu không đi thăm khám và chú ý quan sát các dấu hiệu khác thường của cơ thể.

Tiểu đường ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào

Đường huyết tăng cao và kéo dài dẫn đến tổn thương các cơ quan trong cơ thể người bệnh. Thống kê trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 10% dân số đang sống chung với bệnh tiểu đường và tỷ lệ này ngày càng tăng.

Mất kiểm soát chỉ số đường huyết dẫn đến bệnh tiểu đường. Tác hại tiểu đường biểu hiện rõ rệt trên cơ thể người bệnh.

– Khát nước cực độ dù đã uống nhiều nước

– Hơi thở có mùi nhiễm toan ceto (mùi táo chín), bị viêm lợi.

– Suy giảm chức năng thận và cảm thấy mệt mỏi.

– Đi tiểu nhiều hơn, nhất là vào ban đêm.

– Tốc độ lưu thông máu kém dẫn đến chân tay bị tê bì, hạn chế khả năng vận động.

– Suy giảm thị lực, mắt mờ.

– Rối loạn tiêu hoá.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

nguoi-benh-tieu-duong
Bệnh tiểu đường gây nên những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

Tác hại tiểu đường đến tâm lý người bệnh

Người bệnh thường lo lắng về chế độ ăn uống và biến chứng tiểu đường. Nếu như trước kia bạn có thể ăn uống thoải mái thì giờ đây bạn phải hạn chế khối lượng ăn để không làm tăng đường huyết.

Việc kiêng cữ khiến nhiều người bị stress, sút cân trông thấy và cảm giác tự tin đè nặng, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Bạn thấy người mệt mỏi, uể oải và không thể tập trung vào công việc. Bên cạnh đó, các biểu hiện mắt mờ, đi tiểu đêm nhiều lần, tê bì chân tay, hoa mắt chóng mặt cũng khiến bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt và công việc.

Chưa kể người bệnh sống trong trạng thái lo sợ về các tác hại tiểu đường, tác dụng phụ, của thuốc mà dần sa sút thần, sức khoẻ dần yếu đi. Người thân gia đình vì lo lắng về tình trạng của bệnh nhân nên cũng sống trong lo âu, bứt rứt.

2. Điều gì sẽ xảy ra khi không ngăn ngừa tác hại của tiểu đường

Nếu không kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường có thể sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng. Cụ thể là những biến chứng nguy hiểm dưới đây:

– Biến chứng tim mạch: Người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị đột quỵ và  nhồi máu cơ tim cao. Biến chứng tim  là một trong số tác hại của bệnh tiểu đường gây tử vong cao.

– Suy thận: Huyết áp cao và kéo dài làm tổn thương các mạch máu ở thận. Bên cạnh đó, khi lượng đường trong máu tăng cao, thận buộc phải làm việc quá tải, suy giảm chức năng của thận. Nếu phát hiện tình trạng nước tiểu, mùi lạ do albumin niệu vi lượng hoặc lượng protein cao bạn cần đi khám ngay.

tac-hai-tieu-duong
Người bệnh nên dùng thuốc và tiêm insulin đúng theo liều lượng, chỉ dẫn

– Tổn thương hệ thần kinh: Lượng đường trong máu tăng cao làm suy giảm nhận thức ở người bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường bị suy giảm trí nhớ. Mặt khác, tổn thương hệ thần kinh cũng là biểu hiện thường gặp. Bạn sẽ cảm giác bị tê bì, nóng rát lòng bàn chân và khó cử động, đi lại được.

– Biến chứng về mắt khiến tầm nhìn suy giảm, đục thuỷ tinh thể do bệnh tiểu đường dẫn đến biểu hiện nhìn mờ. Với đục thuỷ tinh thể ở giai đoạn đầu, người bệnh nhìn vật mờ, méo hình, ruồi bay, thậm chí rối loạn màu sắc.

3. Làm gì để ngăn ngừa tác hại tiểu đường?

Bệnh nhân tiểu đường cần có chế độ ăn uống và quá trình sinh hoạt lành mạnh. Bạn nên ăn đúng giờ để cơ thể tiết ra insulin theo phản xạ đều đặn.

Ngoài ra, vào mỗi bữa ăn bạn nên ăn rau trước để làm chậm quá trình chuyển đổi tinh bột thành đường vận chuyển vào máu. Chú ý đến lượng thức ăn nhiều hơn. Chẳng hạn khi bạn ăn nhiều đồ ăn nhiều đạm thì nên giảm lượng tinh bột và chất béo lại.

Thay gạo trắng bằng gạo lứt là một lựa chọn tích cực dành cho người bệnh tiểu đường, đồng thời để giảm tác hại tiểu đường, gạo lứt, yến mạch có lượng đường bột thấp hơn gạo trắng. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn cũng chỉ nên ăn một bát cơm gạo lứt.

Người bệnh nên dùng thuốc và tiêm insulin đúng theo liều lượng, chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, bạn có thể kết hợp uống thêm các sản phẩm thảo dược để hỗ trợ cải thiện dần bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết ngay cả khi bạn quên uống thuốc hoặc tiêm insulin.

tam-hong-phuc


Có thể bạn quan tâm
:

>>> Sự khác nhau giữa tiểu đường type 1 và 2

>>> Tiểu đường có uống được cafe không?

DS Ánh Hồng – chuyentieuduong.vn

Dược sĩ Lã Ánh Hồng

Tốt nghiệp Đại học Dược năm 2010, dược sĩ Lã Ánh Hồng là người có nhiều năm tiếp xúc với người bệnh Đái Tháo Đường.

Hiện chị đang công tác tại Dược phẩm Tâm Hồng Phúc, và là người cố vấn nội dung cho website chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia