Câu chuyện tiểu đường

Chồng tôi stress vì ăn uống quá lành mạnh

Chuyentieuduong.vn – Tự đặt ra các quy định, lên kế hoạch điều trị chi tiết mỗi ngày, áp lực về cả thể chất lẫn tinh thần, để rồi chính anh phải thừa nhận mình quá áp lực về chế độ ăn kiểm soát bệnh tiểu đường.

Hầu hết những ai bị bệnh tiểu đường đều có một tâm lý chung là lo lắng và muốn kiểm soát nó. Chồng tôi cũng vậy. Từ ngày anh bị tiểu đường, nhiều lúc tôi suýt không nhận ra chồng. Căn bệnh này dường như đã biến anh thành một con người khác vậy, vừa thương mà vừa buồn cười.

Anh chồng của tôi được chẩn đoán tiểu đường khoảng gần 2 năm về trước. Khoảng thời gian đó hai vợ chồng khá suy sụp vì nghe nói đây là một căn bệnh nhiều biến chứng, khó chữa.

Ngay từ ngày đầu tiên, bác sĩ đã căn dặn rất nhiều, không chỉ chồng tôi, mà cả gia đình cũng phải thay đổi nhiều thói quen sinh hoạt. Có lẽ vì vậy mà áp lực càng nhiều hơn. Anh nhà tôi lại được cái kỹ tính, hay chú ý mấy cái tiểu tiết. Từ ngày bị áp lực phải thay đổi để chữa bệnh tiểu đường, anh lại càng nhạy cảm hơn, quan trọng hóa vấn đề và nhiều lúc khiến cả nhà căng thẳng theo.

Tôi nhớ có một lần, gia đình tôi về nhà bố mẹ chồng ăn giỗ. Mấy bữa giỗ ở Việt Nam thì hầu như toàn những món mà người tiểu đường nên kiêng, nên vợ chồng cũng cố ý về sớm để tự chuẩn bị cho anh vài món thay thế. Nhưng mà trong bữa ăn thì tránh khỏi việc chén chú chén anh, rồi gắp thức ăn mời nhau. Lại được mấy chú em chồng, uống vài chén là nhiệt tình quá thể, cứ mời rồi gắp đồ cho anh suốt. 

stress-vi-an-uong
Ảnh minh họa

Vì muốn tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều trị bệnh, anh hoàn toàn không đụng đũa vào các món cỗ, thậm chí đổi sang chén khác để ăn món ăn của mình. Không chỉ là món ăn, anh cũng chẳng uống rượu hay nước ngọt, chỉ uống nước lọc. Mọi chuyện cứ thế diễn ra, đến gần cuối bữa, một chú em rẻ uống đã say, ngà ngà rồi dựa vào chồng tôi bắt đầu cằn nhằn.

Chú cằn nhằn việc anh không tôn trọng anh em, không tôn trọng bố mẹ rồi người nấu ăn, rồi đến cả các cụ, nhân vật chính của bữa giỗ. Chú cằn nhằn chuyện tôn trọng xong rồi lại tiếp tục cằn nhằn chuyện anh làm khổ vợ khổ con, Chú ấy cứ vừa nói vừa quàng vai bá cổ anh, cái giọng điệu mè nheo nửa tự ái, nửa hờn dỗi. Cảnh tượng ấy khiến cả nhà cười đau cả ruột, chồng tôi thì cũng chỉ biết nghe chứ có nói lại được gì.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Sau chuyện đó, tôi cứ nghĩ là vui vui rồi bỏ qua thôi, vậy mà chồng tôi lại không nghĩ như vậy. Bất ngờ một buổi tối sau ngày giỗ vài hôm, anh kéo tôi lại nói chuyện một cách khá nghiêm nghị. Cái tính nghiêm túc của anh thì tôi biết rồi, nhưng mà câu chuyện sau đó thì thực sự tôi chưa ngờ đến.

Anh gợi lại chuyện cũ về chú em rể rồi ướm hỏi tôi một cách rụt rè:

– Việc ăn uống của anh khiến mọi người phiền lắm à?

Câu hỏi ấy khiến tôi hơi khựng lại một chút. Cá nhân tôi thì chả thấy phiền gì cả, anh giữ cho mình thì cũng là giữ cho vợ con mà thôi. Phần nào đó nhờ anh, mà bữa ăn hằng ngày của gia đình tôi cũng khoa học hơn nhiều. Biết vậy, nhưng cái tính hay đùa giỡn của tôi lại không cho phép tôi nói với điều đó. Tôi đùa giỡn anh:

– Phiền thì cũng hơi phiền một chút, nhưng em cũng quen rồi, còn mọi người thì em không biết.

Nghe xong, mặt anh trầm ngâm lại, cái vẻ mặt giống như ngày đầu tiên anh anh biết mình bị bệnh vậy. Thấy thế thì tôi biết câu nói vừa rồi không vui tí nào cả, và dường như anh có rất nhiều tâm sự giấu trong lòng. Tôi vội vàng an ủi anh:

– So với sức khỏe của anh thì không có gì đáng phiền cả. Anh bị bệnh thì tất nhiên phải giữ mình rồi. Nhưng mà anh cũng đừng áp lực và nghiêm khắc với bản thân quá. Với lại, về việc ăn uống của anh, em có cách khác, anh muốn thử không?

– Cách gì cơ? – Anh nhìn thẳng tôi và hỏi

kiem-soat-tieu-duong
Ảnh minh họa

Thật ra, nếu anh không trực tiếp tâm sự, thì tôi cũng thấy chồng mình quá áp lực với việc kiểm soát tiểu đường rồi. Mà áp lực quá thì lại sinh bệnh ra, thế là tôi cũng tìm cách khắp nơi. Một ngày nọ vô tình đọc được bài viết của Chuyện tiểu đường, dù là mẹo áp dụng cho trẻ em, nhưng tôi nghĩ anh có thể thử.

Bài viết có đề cập đến việc biến tấu và chọn lọc món ăn về chế độ ăn của người tiểu đường đa dạng hơn. Khi đi ăn ngoài thì có thể chế biến một phần riêng, vẫn là món ăn có trong bữa tiệc, nhưng nguyên liệu lành mạnh hơn. Trên trang cũng có rất nhiều công thức món ăn tưởng như nên kiêng, nhưng người tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được.

Áp dụng cách này thì bản thân chồng tôi không thấy áp lực, mà mọi người xung quanh cũng dễ tiếp nhận hơn nhiều. Cộng thêm với việc anh đang dùng thực phẩm sức khỏe Khang đường Tâm Hồng Phúc nữa thì mọi chuyện không thành vấn đề. 

Anh nghe xong, mắt có chút rạng rỡ, nhưng mặt thì vẫn phải nghiêm túc. Tôi thừa hiểu là anh ưng cái bụng rồi, chỉ là không nói ra, tỏ vẻ suy nghĩ mà thôi. Tất nhiên, cuối cùng thì anh đồng ý “thử”. 

Sau một thời gian thì anh và cả nhà tôi đã “chuyên nghiệp” hơn, chuyện ăn uống bây giờ đã suôn sẻ hơn rất nhiều. Nếu bọn trẻ có thèm vài món nhiều đường, béo ngậy thì tôi và anh vẫn biết cách biến tấu sao cho lành mạnh mà vẫn ngon. Nhờ đó mà chồng tôi bây giờ đã đỡ áp lực hơn rất nhiều, mọi chỉ số đều ổn định. 

Chính anh cũng phải công nhận là:”Quá áp lực không khiến bệnh của anh chuyển biến tốt hơn, quan trọng là thích nghi và tìm được phương pháp tốt nhất cho mình, để dù bị bệnh khó chữa, anh vẫn sống vui khỏe mỗi ngày”

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia