Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

6 kế hoạch lý tưởng điều trị bệnh tiểu đường

Chuyentieuduong.vn – Quá trình điều trị tiểu đường cần phải lưu ý nhiều điều. Mỗi cá nhân sẽ có những kế hoạch khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố chung nhất làm nền tảng cho một kế hoạch hoàn hảo.

Tại sao cần có kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường?

Khi bị chẩn đoán bệnh tiểu đường, cơ thể bạn ở trong trạng thái tương đối nhạy cảm. Vì điều đó mà mọi hoạt động sinh hoạt trong ngày đều phải cẩn trọng. Để thích ứng với lối sống mới, bạn cần có kế hoạch điều trị và mục đích trước tiên là để quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ, thứ hai là để cơ thể thích nghi, không gặp phải những vấn đề sức khỏe khác do thay đổi đột ngột.

Kế hoạch điều trị tiểu đường có mối quan hệ rất mật thiết với tất cả các hoạt động y tế giữa người bệnh và bác sĩ điều trị. Vậy nên, không thể bỏ qua ý kiến trong việc xây dựng kế hoạch giữa bác sĩ điều trị và người bệnh. Trước khi bắt đầu, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.

Nhìn chung, kế hoạch tiểu đường giúp bạn hình dung được tổng quan quá trình điều trị. Điều này giúp bạn hiểu rõ tình hình, chủ động thích ứng và biết được mình nên chú ý những điều gì, bên cạnh việc tuân thủ yêu cầu của bác sĩ.

do-duong-huyet
Kế hoạch điều trị rất quan trọng với người bệnh tiểu đường

6 yếu tố tạo nên kế hoạch điều trị tiểu đường lý tưởng

Dù mỗi bệnh nhân đều sẽ có một kế hoạch điều trị chi tiết riêng. Thế nhưng, vẫn có những tiêu chí nền tảng để thiết lập bộ khung tốt nhất cho kế hoạch chung, gồm 6 yếu tố sau:

Luôn chú trọng vai trò của người được điều trị

Có rất nhiều người cho rằng, người bệnh thì nên hoàn toàn nghe theo đề nghị của bác sĩ để quá trình khám chữa bệnh đạt kết quả cao. Nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy, vai trò của người được điều trị cần được chú trọng hàng đầu. Họ chính là người trực tiếp thực hiện kế hoạch và duy trì quá trình chữa bệnh. Vậy nên, những vấn đề liên quan đến người bệnh trong kế hoạch luôn phải được nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm.

Cụ thể, thay vì nhấn mạnh những khuyến nghị của bác sĩ, kế hoạch điều trị nên nhấn mạnh các chế độ sinh hoạt, lối sống hằng ngày của người bệnh. Đối với bệnh tiểu đường, sức khỏe không chỉ phục hồi bằng thuốc mà còn bằng dinh dưỡng và vận động. Người bệnh nên chủ động thực hiện thay vì chỉ làm theo lời bác sĩ căn dặn chung chung.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Cần có ý kiến người bệnh trong việc lập kế hoạch

Kiến nghị của bác sĩ rất quan trọng, nhưng ý kiến của bệnh nhân cũng cần thiết không kém. Đó là lý do vì sao, từ đầu bài viết, chúng tôi đã nói mỗi kế hoạch điều trị tiểu đường đều có sự khác biệt. Từ liệu pháp y tế, sử dụng thuốc điều trị đến việc lựa chọn hoạt động thể chất, món ăn hằng ngày đều cần dựa theo nền tảng sức khỏe, sự thích ứng của người bệnh để cân nhắc đưa vào kế hoạch. Người bệnh cũng có thể tự đưa ra ý kiến và bác sĩ sẽ tham vấn cho những đề xuất đó.

Cá nhân hóa kế hoạch điều trị

Dù kế hoạch điều trị tiểu đường vốn có sự khác biệt giữa những cá nhân, nhưng yếu tố “cá nhân hóa” này đi sâu vào chi tiết hơn. Cụ thể, đó là việc lựa chọn từng bài tập thể dục đến các chế độ ăn trước hết đều phải dựa vào điều kiện cá nhân. Thêm vào đó, trong các bữa ăn hằng ngày, người bệnh cũng nên có thực đơn riêng, không nên đại khái theo chế độ ăn của người khác trong gia đình.

trai-cay-va-rau-xanh
Chế độ điều trị, cụ thể là các bữa ăn nên tùy theo nhu cầu người bệnh

Không nên chỉ tập trung vào những con số

Trong điều trị bệnh tiểu đường, có rất nhiều yếu tố được liên kết với nhau. Khi bạn điều chỉnh một yếu tố, chỉ số này thì cũng cần phải chú ý đến những vấn đề khác của cơ thể. Ví dụ, khi bạn giảm cân thì không nên chỉ để ý đến việc giảm được bao nhiêu cân, mà còn phải xem xét mức đường huyết, huyết áp và những chất dinh dưỡng khác. Việc giảm cân quá độ có thể gây nên tình trạng hạ huyết áp đột ngột. Khi gặp áp lực của việc giảm cân, bạn vô tình khiến cơ thể căng thẳng, rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần.

Không đặt áp lực quá hơn, gây tình trạng căng thẳng

Các vấn đề về áp lực, căng thẳng không bao giờ tốt cho người bệnh tiểu đường. Dù là một kế hoạch điều trị tốt nhưng người bệnh lại không thể thích nghi thì đều vô tác dụng. Vậy nên, hãy đặt ra các giai đoạn, với mục tiêu vừa tầm để cân bằng cuộc sống và quá trình điều trị của người bệnh.

Rõ ràng và dễ hiểu là điều bắt buộc

Bệnh tiểu đường đến nay vẫn còn khá xa lạ với nhiều người, quá trình điều trị cần đòi hỏi nhiều thời gian. Thế nên, kế hoạch điều trị bắt buộc phải rõ ràng, dễ hiểu để người bệnh và người chăm sóc nắm bắt được đầy đủ quy trình và tuân thủ theo. Để làm được điều này, mối liên kết giữa bác sĩ và bệnh nhân rất quan trọng. Người bệnh phải hiểu được yêu cầu của bác sĩ. Còn bác sĩ cần hiểu được nhu cầu của bệnh nhân để đưa ra những khuyến nghị phù hợp và hiệu quả.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia