Tin tức y tế

Giấc ngủ và vai trò chống lại tình trạng kháng Insulin

Chuyentieuduong.vn – Các nghiên cứu khoa học đã đặt vấn đề về mối quan hệ giữa giấc ngủ và tình trạng kháng insulin ở người bệnh tiểu đường. Vậy kết quả mang lại ở đây là gì?

1. Nghiên cứu về giấc ngủ và kháng insulin ở người bệnh tiểu đường

Các đề xuất nghiên cứu về giấc ngủ và vấn đề kháng insulin đã được đưa ra dựa trên mối quan hệ của 2 đối tượng tác động đến nguyên lý hoạt động của cơ thể. 

Cụ thể, khi chúng ta ngủ, não sẽ thực hiện lưu giữ ký ức, cơ bắp được phục hồi, đồng thời nhịp tim giảm và huyết áp cũng giảm.

Ở một khía cạnh khoa học khác, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), khi bị tiểu đường, tình trạng nhịp tim và huyết áp hạ thấp cần được lưu ý, vì tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 2 lần.

Ngoài ra, khi chúng ta bị mất ngủ, khả năng điều hòa nội tiết, hormone trong cơ thể kém đi, cụ thể là hormone insulin. Như vậy tình trạng mất ngủ có thể gây nên các khó khăn trong việc sử dụng insulin, từ đó dẫn đến lượng đường trong máu cao, không tốt cho người bệnh tiểu đường.

2. Người bệnh tiểu đường nên ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày

Trong một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Diabetes Care cũng cho 2 kết quả gần tương tự về vấn đề này. Thứ nhất là việc ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày làm tăng chỉ số BMI, chỉ số này liên quan đến cân nặng, tạo ra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Thứ hai, việc mất ngủ sẽ kích hoạt dây thần kinh giao cảm, làm giảm độ nhạy với insulin, một điều không nên xảy ra khi đang điều trị tiểu đường.

Ngoài ra, trong một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y học Tế bào và Phân tử đã cho kết luận: Giấc ngủ và trầm cảm đi đôi với nhau.

Việc mất ngủ làm tăng nguy cơ trầm cảm và ngược lại. Trong khi đó, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ trầm cảm cao gấp 3 lần người bình thường.

Tóm lại, từ các nghiên cứu dẫn chứng trên, chúng ta có thể thấy giấc ngủ đối với người bệnh tiểu đường rất quan trọng, dù là tiền tiểu đường hay đang điều trị.

Vậy nên, PGS. Josie Bidwell tại Đại học Y khoa Mississippi đề xuất người bệnh tiểu đường nên đảm bảo ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày để duy trì sức khỏe tốt nhất.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

mat-ngu-co-the-gay-tang-duong-huyet
Mất ngủ có thể gây tăng đường huyết và kháng insulin ở người bệnh tiểu đường

2. Làm thế nào để cải thiện giấc ngủ của bạn?

Dù chúng ta đều biết giấc ngủ rất quan trọng, nhưng không phải ai cũng có thể kiểm soát tốt tình trạng của bản thân.

Dưới đây là những khuyến nghị về việc cải thiện giấc ngủ từ Chauntae Reynolds, người phát ngôn của Hiệp hội các chuyên gia giáo dục và chăm sóc bệnh tiểu đường có trụ sở tại Indianapolis, dành cho bệnh nhân tiểu đường:

– Đặt báo thức giờ đi ngủ và giờ thức dậy để rèn cho cơ thể thói quen ngủ khoa học.

– Không sử dụng điện thoại trước khi ngủ. Trong quá trình ngủ nên úp màn hình điện thoại xuống để hạn chế ánh sáng bất chợt bật lên, ảnh hưởng đến tính liên tục trong giấc ngủ của bạn.

– Thực hiện một vài bài tập nhẹ nhàng trước khi ngủ để giấc ngủ ngon và sâu hơn.

– Tạo môi trường ngủ lý tưởng: Một không gian tối, sạch sẽ và yên tĩnh sẽ tốt cho giấc ngủ của bạn.

– Thiết lập thói quen thư giãn trước khi ngủ bằng một vài hoạt động như: tắm nước ấm, chăm sóc da, đọc sách, viết nhật ký,…

– Ăn uống thông minh: Không nên ăn quá nhiều, uống các thức uống chứa caffein, rượu nồng độ cồn cao trước khi ngủ.

tam-hong-phuc

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia