Hỏi - Đáp tiểu đường Kiến thức tiểu đường

Tại sao người tiểu đường nên bảo vệ bàn chân?

Chuyentieuduong.vn – Bàn chân đối với người bệnh tiểu đường rất quan trọng, vì vậy bảo vệ sức khoẻ là việc làm cần thiết của mỗi người bệnh.

Trong rất nhiều hướng dẫn y tế dành cho người bệnh tiểu đường đều có yêu cầu kiểm tra bàn chân mỗi ngày. Nhưng lý giải còn ngắn gọn. Vì vậy, nhiều người bệnh chưa thực sự hiểu rõ lý do vì sao phải quan tâm đến các biểu hiện ở bàn chân, bàn tay. 

Như trường hợp của anh Hoàng Minh Khải (39 tuổi, Bắc Ninh) gửi câu hỏi đến Chuyện tiểu đường:

“Tại sao người bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày?

Với câu hỏi của anh Khải, chuyên gia của chúng tôi xin có một giải đáp như sau:

1. Tại sao người bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày?

Khi mắc bệnh tiểu đường, bàn chân và ngón chân người bệnh thường bị lạnh do luồng máu lưu thông đến chân bị gián đoạn, lưu lượng máu không tốt. Điều này dẫn đến một số tình trạng từ nhẹ đến nặng như khô da, loét da, nấm da, vết thương ở bàn chân lâu lành… Từ những dấu hiệu cơ bản này, nếu không được kiểm soát kịp thời. Có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn liên quan đến dây thần kinh, mạch máu.

Vậy nên, kiểm tra và chăm sóc bàn chân mỗi ngày là việc nên làm khi kiểm soát bệnh đái tháo đường. Những vết trầy xước, sưng, bầm tím ở chân lâu hoặc khó lành là những dấu hiệu bạn nên kiểm tra bệnh mỗi ngày.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

lo-loet-long-ban-chan
Những vết thương ở chân lở loét, lâu lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

2. Cách chăm sóc và bảo vệ bàn chân

Bên cạnh việc quan sát các dấu hiệu cơ bản, người bệnh và gia đình cũng nên lưu ý lại các vấn đề bệnh lý và biến dạng bất thường ở bàn chân như:

– Mụn nước ở lòng bàn chân.

– Vết chai sần mặt dưới lòng bàn chân xuất hiện do đi giày không phù hợp kích thước.

– Nhiễm nấm móng tay.

– Ngón chân bị khoằm do bị lở loét và tình trạng diễn biến xấu.

– Ngón chân mọc ngược, đâm vào thịt.

Đặc biệt hơn, khi bàn chân của bạn bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như vết thương khó lành, hay cơ bản không thể điều chỉnh chân ở một số tư thế thì hãy đến cơ quan y tế gần nhất để kiểm tra. Vì có thể bạn đã mắc 2 bệnh lý mạch máu ngoại biên và bệnh thần kinh đái tháo đường.

Trên đây là những lý giải và nhắc nhở, kiến nghị từ chuyên gia của Chuyện tiểu đường gửi đến anh Khải cũng như các bệnh nhân khác. Chính những lý do trên đây khiến việc kiểm tra bàn chân mỗi ngày cần thiết với tất cả người bệnh. Ngoài việc tự quan sát, bạn nên yêu cầu sự hỗ trợ từ người thân để nhanh chóng phát hiện những dấu hiệu bất thường khác của cơ thể.

tam-hong-phuc

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia