Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Trẻ em bị tiểu đường đi ăn ngoài nên chú ý điều gì?

Chuyentieuduong.vn – Người bị bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý chế độ ăn uống để kiểm soát tốt chỉ số đường huyết. Tuy nhiên, đối với trẻ em, việc phải kiêng ăn hay chọn lọc món ăn là điều không dễ dàng, nhất là khi đi ăn ngoài. Vậy những lúc thế này, bố mẹ nên chú ý điều gì?

Thói quen dùng bữa ở nhà hàng không còn xa lạ với nhiều người, dù tần suất có thể không thường xuyên. Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường, nhất là trẻ em, thanh thiếu niên cần được bố mẹ kiểm soát tốt hơn lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Vì chất lượng khẩu phần ăn có thể dẫn đến lượng đường huyết tăng cao. 

1. Một số lưu ý khi đưa con em đi ăn ở nhà hàng

Cha mẹ cần phải nắm bắt được chế độ dinh dưỡng của con, chủ động nhắc nhở khi thấy con em ăn quá nhiều những món ăn không tốt cho sức khỏe.

Cụ thể, dưới đây một số điều phụ huynh cần lưu ý khi đưa con em đi ăn ở nhà hàng, quán ăn:

– Xác định cụ thể các nhóm thức ăn mà trẻ có thể ăn. Nếu biết trước thực đơn, hãy hướng dẫn trẻ chủ động biết được mình nên ăn và không nên ăn món gì.

– Định lượng bữa ăn cho con. Khi đi ăn ngoài, những món ăn thường được chế biến cầu kỳ hơn, nhiều gia vị, phụ gia, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe trẻ, nên bố mẹ cần tự định lượng trước và hướng dẫn, nhắc nhở bé ăn lượng thức ăn vừa đủ, không ăn quá ngọt hoặc thêm muối.

– Trong trường hợp trẻ đang theo chế độ ăn riêng theo chỉ định của bác sĩ, hãy đảm bảo cân đối bữa ăn theo chế độ ăn hiện tại của trẻ. Đặc biệt là luôn chuẩn bị túi đồ thuốc tiểu đường và insulin phòng cho trường hợp khẩn cấp

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

cac-mon-an
Chủ động giúp con kiểm soát các bữa ăn ngoài để bé thoải mái mà không ảnh hưởng đến sức khỏe

2. Mẹo để trẻ em bị tiểu đường thoải mái hơn khi đi ăn ngoài

Khi chăm trẻ mắc bệnh tiểu đường, phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến khẩu phần ăn của trẻ. Tuy nhiên, việc quá khắt khe trong chế độ ăn uống đôi khi khiến trẻ bị áp lực. Chính vì vậy, phụ huynh cần khéo léo hơn kiểm soát tốt chế độ ăn uống của trẻ, giúp trẻ thoái mái hơn về tư tưởng.

2.1. Chuẩn bị trước cho con

Khi đi ăn ngoài, thường xảy ra 2 trường hợp, một là bạn biết trước được thực đơn, hai là bạn hoàn toàn bị thụ động.  

Với trường hợp không nắm bắt được món ăn trong bữa ăn, bạn hãy ghi chú lại những nhóm thực phẩm trẻ có thể ăn và một số món cần hạn chế. Điều này có lẽ không còn xa lạ với những bậc phụ huynh chăm con bị tiểu đường từ nhỏ. Nếu không ngại, bạn cũng có thể chuẩn bị cho trẻ một món ăn riêng như cháo, phòng trường hợp bé không thể ăn các món trong bữa tiệc.

Trong trường hợp biết trước thực đơn, bạn nên chủ động xem xét những món trẻ ăn được hoặc không. Nếu là tiệc gia đình tại nhà hàng hoặc tiệc ở nhà người quen, bạn có thể nhờ họ thay đổi một số nguyên liệu không phù hợp và làm một phần riêng dành trẻ bé. Như vậy con trẻ vẫn có thể ăn cùng món với mọi người m à không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.

2.2. Lưu ý cách chế biến món ăn

Cách chế biến món ăn ảnh hưởng rất nhiều đến việc hấp thụ đường vào cơ thể. Các món chế biến đơn giản như hấp, luộc, nấu canh thường tốt cho người bị tiểu đường hơn các món nướng, chiên, xào. Tuy nhiên, trẻ em thì thường thích các món được chế biến cầu kỳ và nhiều gia vị.

Trong trường hợp này, bạn phải chủ động cân bằng lại dinh dưỡng cho con bằng cách tránh các món ăn nhiều nước sốt, nhiều gia vị và cô đặc trong quá trình nấu. Người lớn cũng có thể khuyên các bé nên ăn nhiều rau hoặc trái cây kèm, để cân bằng lại dinh dưỡng.

Một mẹo đặc biệt hữu ích đó là ăn rau, các món giàu chất xơ trước khi tiêu thụ các món chính. Chất xơ vào dạ dày sẽ giúp quá trình hấp thụ đường chậm lại, không gây tăng đường huyết đột ngột. 

2.3. Nhắc nhở con một cách tinh tế

Đối với những bé nhỏ tuổi, việc có một phần ăn riêng được xem là giải pháp hợp lý nhất, giúp trẻ cảm thấy được bố mẹ quan tâm hơn. Bạn có thể khuyến khích con dùng thêm các món ăn khác để cân bằng bữa ăn thay vì trực tiếp cấm trẻ ăn món này, món kia.

Đối với những bé lớn hơn, bố mẹ có thể làm “công tác tư tưởng” từ khi ở nhà, nhắc nhở con những món có thể ăn hoặc không. Nếu là gia đình tự đặt thực đơn, hãy lên danh sách gợi ý cho con lựa chọn, như vậy bé sẽ chủ động hơn . mà bố mẹ cũng không phải chú ý nhắc nhở các con nhiều lần, khiến các bé áp lực.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Hướng dẫn con để bé có thể tự bảo vệ mình

3. Nên mang gì theo khi đưa trẻ bị tiểu đường đi ăn ngoài?

Phụ huynh nên chuẩn bị cho con một túi thuốc và các dụng cụ hỗ trợ bệnh tiểu đường trước khi đi ăn ngoài. Túi đồ ấy cần những vật dụng như sau:

– Thuốc tiểu đường

– Dụng cụ đo đường huyết

– Insulin và tiêm (nếu cần thiết hay khi trẻ đang trong chế độ tiêm insulin trước hoặc sau khi ăn)

– Một số món ăn vặt phù hợp để con trẻ dùng khi cần

– Sổ tay những ghi chú về bệnh tình của trẻ để tham khảo (thực đơn cho trẻ, những điều cần lưu ý và cách hỗ trợ trẻ trong trường hợp nguy cấp).

Các bữa ăn ngoài vốn không dễ dàng với bố mẹ và cả các bé đang bị tiểu đường. Tuy nhiên, khi phụ huynh chia sẻ cởi mở hơn với các bé thì mọi thứ sẽ trở nên đơn giản. Thay đổi thực đơn khoa học dần cho trẻ giúp trẻ ăn uống lành mạnh hơn như một thói quen.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia