Hỏi - Đáp tiểu đường Kiến thức tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có ăn cam được không?

Chuyentieuduong.vn – Trái cây tươi có hàm lượng đường nhất định, nên các bệnh nhân tiểu đường thường lo ngại khi ăn. Trong đó có quả cam, loại quả có tác dụng làm đẹp da và cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tiểu đường có ăn cam được không? Hãy theo dõi bài viết để có câu trả lời.

Chị Nguyễn Hải Ly (36 tuổi, ở quận Phú Nhuận, TP. HCM) gửi câu hỏi đến Chuyện tiểu đường:

“Tôi mới phát hiện bị tiểu đường type 2 và được bác sĩ kê thuốc uống hàng ngày. Trước kia, tôi rất thích ăn cam, nhưng gần đây nghe nói các loại trái cây có nhiều đường nên tôi không dám ăn. Vậy, Chuyện tiểu đường cho tôi hỏi: “Người bệnh tiểu đường có ăn cam được không?”.

Trường hợp của chị Ly, chuyên gia Tâm Hồng có một số giải đáp sau:

1. Tiểu đường có ăn cam được không?

Quan niệm người bệnh tiểu đường không nên ăn cam là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, cam là một phần của chế độ ăn kiêng khoa học đối với bệnh tiểu đường.

Cam chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Khi ăn ở mức độ vừa phải, quả cam hoàn toàn tốt cho sức khỏe đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Một quả cam cỡ chứa khoảng 4 gam chất xơ. Chất xơ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tật. Người mắc bệnh tiểu đường type 2, chất xơ làm giảm cả lượng đường trong máu lúc đói và ổn định lại đường huyết.

Chất xơ làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn bằng cách trì hoãn quá trình làm rỗng dạ dày và rút ngắn thời gian thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa.

qua-cam
Người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 2-3 quả cam/ngày và ăn 2-3 ngày/ tuần

2. Tác dụng của cam đối với người bệnh tiểu đường

Cam chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường. Một quả cam cỡ trung bình chứa khoảng 91% lượng vitamin C.

Đáng chú ý, lượng đường trong máu tăng cao tăng quá trình stress oxy hóa, gây ra tổn thương tế bào ở người bị tiểu đường. Thời điểm này, người bệnh khi bổ sung vitamin C, có thể đảo ngược tình trạng căng thẳng oxy hóa.

Một quả cam cỡ trung bình cũng cung cấp 12% vitamin B12 và Folate. Các hợp chất này giúp cải thiện tình trạng kháng insulin, quản lý lượng đường trong máu và các triệu chứng của bệnh mắt do tiểu đường

Chỉ số đường huyết (GL) của cam thấp. Người bệnh tiểu đường ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp quản lý được đường trong máu. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao làm tăng nhanh lượng đường trong máu, bao gồm trái cây sấy khô và bánh mì.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Chỉ số đường huyết không phải là yếu tố duy nhất để phân loại các thực phẩm nên ăn, mà phản ứng đường huyết của cơ thể bạn còn phụ thuộc vào việc kết hợp với các loại thực phẩm khác như chất béo lành mạnh hoặc protein.

3. Tiểu đường có ăn cam được không? Được nhưng tùy theo kích thước cơ thể và mức độ hoạt động

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến khích những người mắc bệnh tiểu đường ăn trái cây, cụ thể là quả cam. Tuy nhiên, nên ưu tiên cam tươi, hạn chế nước cam đóng chai hoặc nước ép cam thêm đường. Khi lượng đường trong máu xuống thấp, bạn có thể bổ sung nước cam để đưa đường huyết trở về mức bình thường.

Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 2-3 quả cam/ngày và ăn 2-3 ngày/ tuần. Lượng trái cây trong mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ khác nhau tùy theo kích thước cơ thể và mức độ hoạt động của bạn.

Để có một kế hoạch bữa ăn đáp ứng nhu cầu cá nhân của bạn, hãy tham khảo thêm ý kiến ​​củachuyên gia dinh dưỡng.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia