Câu chuyện tiểu đường

Lời thở dài của anh tài xế xe tải “trót dại” bị bệnh tiểu đường

Chuyentieuduong.vn – Bệnh tật là điều không ai mong muốn và trường hợp anh Tuấn lái xe taxi ở đây cũng vậy. Vì công việc lái xe đường dài, anh hút thuốc và uống nước ngọt thường xuyên, dẫn đến việc anh bị bệnh tiểu đường – căn bệnh gây bất tiện trong công việc của Tuấn.

“Đôi mắt thấm buồn của Tuấn sau một ngày dài làm việc vất vả. Em ngồi xuống rít một hơi dài điếu thuốc lào chán nản, rồi bảo: “Xong… đời em coi như bỏ!”.

Xong cái gì? Xong thế nào…, tôi lẩm bẩm hỏi em. Tuấn chỉ nhếch mép cười: “Thằng em anh bị tiểu đường rồi, chắc theo các cụ sớm hà…”

Nói xong, Tuấn ngồi dậy, bước những bước chân dài lê thê, bóng lưng em gồ lên với dáng vóc lênh khênh, dần mất hút về cuối xóm.

Tôi nhớ lại hết thảy cuộc sống cơ cực của Tuấn. Khi mới 11 tuổi, Tuấn đã mất bố. Ngày đi học, chiều muộn, nó cùng mẹ lên nương đốn củi. Thế mà không lâu sau, mẹ Tuấn cũng qua đời.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Không được học hành đầy đủ, Tuấn cũng chỉ biết phận làm thuê, làm mướn kiếm sống qua ngày. May mắn thay, có ông chú họ giúp đỡ, Tuấn học được cái bằng lái xe khách, lái hộ người ta.

Chạy xe được một thời gian, Tuấn có người thương rồi kết hôn. Tưởng rằng cuộc sống sẽ êm đềm như thế… Nhưng không, giông tố lại đến, hệt cách số phận “trêu ngươi” Tuấn từ trước tới nay. Em phát hiện mình bị tiểu đường trong một lần đi xét nghiệm mỡ máu.

“Lái xe tải đường dài mà bị tiểu đường thì xoay sở thế quái nào nhỉ?” Tuấn nó lại than với tôi như thế…

Tuấn lắc đầu ngán ngẩm: “Chắc cũng tại em nghiện nước ngọt, tối ngày uống bò húc rồi hút thuốc lá nên bị tiểu đường. Em chẳng sợ gì, chỉ lo là mình chạy xe đường dài mà cứ đi tiểu tý một, khách người ta phản ánh lại nhà xe, sớm muộn, em cũng bị đuổi”.

anh-tai-xe
Tuấn thường cảm thấy buồn ngủ, mắt mờ khi lái xe. Tình trạng này có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả anh và hành khách. Ảnh minh họa

“Còn là trụ cột chính trong nhà nữa, em mà mất việc thì vợ con em sống sao? Nhưng bị bệnh mà cứ thế bất chấp lái xe cũng quá tội. Em sợ lắm!

Có hôm chạy xe đêm em không thấy rõ cả đường, xém lao xuống vực. Những lần như thế cũng vì khách ngủ nên họ không để ý”.

Vài lần như vậy, không chết vì bệnh thì cũng chết vì gây tai nạn. Mỗi lần đổi ca được nghỉ về nhà, Tuấn lại qua nhà tôi làm chén nước chè tĩnh tâm. Tuấn nói xơi xơi nghỉ làm thế, nhưng vì miếng cơm manh áo nên vẫn cố liều đi làm.

Tuấn hoảng sợ kể lại cái ngày Tuấn suýt đâm chết người, mặt Tuấn vẫn căng như dây đàn.

Hôm đó, trên đường vì buồn ngủ quá, Tuấn lái xe loạng quạng và đụng phải một bác trai. Bác ấy ngã nhào, nhưng may thay chỉ bị vết thương ngoài da.

Tuấn vì phần sợ và thương, nên lật đật đưa bác trai vào bệnh viện khám lại cho chắc. Nhìn Tuấn rệu rã, già nua, người gầy như nghiện nên bác ấy không dám lại gần Tuấn. Nhưng rồi dòm hồi lâu, trông Tuấn ngồi ngoài hành lang thấy thương quá. Nên bác ấy tiến lại gần, vỗ vai Tuấn và nói sang sảng; “Bác không sao con à! Chỉ bị trầy xước ngoài da với bong chân đau tý thôi. Làm gì mà lo dữ thần vậy con?”.

“Nhưng bác phải phê bình con, vì con đi xe ẩu quá! Hay là lại đập đá, nghiện ngập hả con… Gặp bác dễ tính chứ như người khác họ nằm ăn vạ, có khi phải đền cả chục triệu, ca nặng thì đền mạng không đủ đâu! Con có làm gì cũng phải nghĩ đến gia đình, vợ con ở nhà nữa…”.

tai-xe-taxi
Bị mắng anh như sáng dạ, tỉnh táo, tiếp tục hành trình vận chuyển khách an toàn sau đó. Ảnh minh họa

Lần đầu tiên Tuấn nghe thấy mắng nặng lời như thế mà chỉ cúi đầu, vâng dạ mãi. Tuấn ôm mặt, bật khóc nức nở vì phải kìm nén nỗi khổ tâm quá lâu.

Tuấn thú nhận rằng: “Bác ơi, con không cố ý chạy ẩu. Là con bị bệnh tiểu đường, lái xe ban đêm con buồn ngủ quá, ngủ gật nên sự tình mới ra như vậy. Có hôm trời lạnh, con còn bị tê buốt hết một bên chân nữa, đạp chân phanh không nổi. Con cũng sợ lắm, nhưng vì miếng cơm manh áo nên chạy liều như vậy!”.

Thấy Tuấn khóc thương quá, bác trai kéo gục đầu về phía vai bác, xoa đầu và ngồi nghe anh khóc hồi lâu. Đợi Tuấn tỉnh táo trở lại, bác trai khuyên Tuấn nên đi khám lại sớm, dùng thuốc và nghe theo lời dặn của bác sĩ điều chỉnh lại quá trình ăn uống, vận động.

“Lái xe là ngành nghề đòi hỏi sự cẩn thận vì phía trước mỗi chặng đường là tính mạng bao nhiêu người giao phó, không chạy ẩu được đâu con!”, bác nói với tất thảy sự chân thành.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Đoạn, bác móc vội trong túi áo hộp thuốc nam. Bác bảo Tuấn, “con lấy dùng thử xem. Trước bác toàn phải bốc thuốc nam để uống, ngày sắc 2-3 lượt, rất vất vả cho bác gái. Nhưng giờ bác chuyển qua dùng thuốc này được hơn 6 tháng rồi, đường huyết lại về ngưỡng an toàn nên yên tâm. Bác làm việc và sinh hoạt như bình thường, cốt vẫn là tinh thần và sự lạc quan con ạ!

Cứ cách 2 hôm, dược sĩ bên Khang Đường Tâm Hồng Phúc lại gọi điện hỏi thăm và hướng dẫn bác cách ăn uống, ưu tiên các loại thực phẩm nào, và gửi cho bác tài liệu về các bài tập lưng hông cho người bệnh tiểu đường, nhất là những người già, sức đề kháng kém”.

Bác gửi Tuấn hộp thuốc rồi vội vã đi về… Bác trai đó xuất hiện như hiện thân người cha của Tuấn, dạy Tuấn phải làm gì cho phải rồi vội vã rời đi…

Từ ngày hôm đó, tôi thấy Tuấn khỏe hơn, ngày nào Tuấn cũng cầm lái, chở đám trẻ nhỏ chạy phà phà quanh xóm. Tâm lý thoải mái, Tuấn lại tiếp tục hành trình đưa người dân về quê”.

Anh Nguyễn Tiến Liền (38 tuổi ở huyện Lạng Giang, Bắc Giang) gửi câu chuyện của nhân vật Tuấn đến Chuyện tiểu đường.

tam-hong-phuc

Tâm Hồng – chuyentieuduong

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia