Người bệnh tiểu đường cần biết

Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 là gì?

Chuyentieuduong.vn – Bệnh tiểu đường type 2 là một bệnh mãn tính khiến lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Nhiều người không cảm nhận được các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường type 2. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng dưới đây xảy ra thường xuyên, bạn nên đi khám bác sĩ ngay.

1. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2

Các triệu chứng phổ biến nhất của ở người bệnh tiểu đường type 2 bao gồm: Khát nước và đi tiểu thường xuyên (đặc biệt vào ban đêm), người bệnh luôn cảm thấy đói, mệt mỏi và có dấu hiệu mờ mắt. Các vết loét, vết thương ở người bệnh tiểu đường lâu lành hơn.

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số các triệu chứng trên đây, hãy nói chuyện với bác sĩ và tiến hành xét nghiệm bệnh tiểu đường, đặc biệt ở độ tuổi trên 45.

Bệnh thường xuất hiện nhiều ở độ tuổi trưởng thành và yếu tố nguy cơ chủ yếu dẫn đến bệnh tiểu đường type 2 là tình trạng thừa cân, béo phì. Khả năng chuyển hoá đường giảm khiến lượng đường trong máu tăng cao.

2. Nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2

Đi tiểu liên tục, nhất là vào ban đêm

Mức đường huyết tăng cao làm tăng lượng chất lỏng đến thận, khiến bạn có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn và cơ thể bạn dần mất nước. Khi các mô bị mất nước, bạn sẽ cảm thấy khát hơn.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Cơ thể mệt mỏi

Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến khác của bệnh tiểu đường. Lượng glucose (đường) là một trong những nguồn năng lượng chính của cơ thể. Khi các tế bào trong cơ thể người bệnh không thể hấp thụ đường, sẽ dẫn đến hiện tượng mệt mỏi, kiệt sức.

do-duong-huyet-o-nguoi-benh-tieu-duong-type-2
Lượng đường trong máu cao gây ra những tổn thương lâu dài cho cơ thể người bệnh tiểu đường

Mắt mờ, giảm thị lực

Theo thời gian, lượng glucose cao có thể gây sưng thủy tinh thể trong mắt, dẫn đến tầm nhìn mờ. Kiểm soát lượng đường trong máu của bạn có thể giúp điều chỉnh các vấn đề về thị lực. Nếu lượng đường trong máu duy trì ở mức cao, các vấn đề về mắt khác có thể xảy ra.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng bàng quang. Nhiễm trùng bàng quang thường gây đau đớn. Tuy nhiên, những người bị tiểu đường có thể không cảm nhận được cảm giác đau đớn khi đi tiểu. Nhiễm trùng thường được phát hiện cho đến khi đã lan sang đến thận.

Lượng đường trong máu cao về lâu dài có thể gây ra các biến chứng như nguy cơ mắc bệnh tim, tổn thương hệ thần kinh và thận. Do đó, người bệnh tiểu đường cần quan sát biểu hiện của cơ thể để biết được triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 mà kip thời chữa trị.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

3. Kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 như thế nào?

Lượng đường trong máu cao gây ra những tổn thương lâu dài cho cơ thể người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) cũng gây nguy hiểm.

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 2 có chỉ số đường huyết thấp, cần phải tiêm insulin để tăng đường huyết. Trong đó các biểu hiện của hạ đường huyết bao gồm: Chóng mặt, đau đầu, đổ mồ hôi, tim đập nhanh.

Không có một chế độ ăn uống cụ thể chung nào được khuyến nghị cho những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Tuy nhiên, điều quan trọng là chế độ ăn uống của bạn bổ sung nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Đây là những thực phẩm ít chất béo, nhiều chất xơ.

Bạn nên giảm đồ ngọt, tinh bột và thức ăn từ động vật. Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (thực phẩm giữ cho lượng đường trong máu ổn định hơn) cũng dành cho những người mắc bệnh tiểu đường type 2.

Tâm Hồng – chuyentieuuong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia