Hỏi - Đáp tiểu đường Kiến thức tiểu đường

Các loại đường dành cho người tiểu đường

Chuyentieuduong.vn – Người bệnh tiểu đường nên cân nhắc và điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học. Đặc biệt là cần lưu ý 4 loại đường dành cho người tiểu đường mà không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu.

Chuyentieuduong.vn – Bác Nguyễn Trung Thành (50 tuổi, quận 2, TP.HCM) gửi câu hỏi đến Chuyện tiểu đường:

“Tôi đã bị tiểu đường 2 tháng và trong thời gian đó, tôi không sử dụng đường cho bất kỳ món ăn nào. Tôi được biết người bệnh tiểu đường vẫn có thể sử dụng các loại đường khác thay thế? Vậy cho hỏi, tôi có thể sử dụng loại đường nào? Cách dùng và liều lượng của loại đường đó là bao nhiêu?”.

Chào bác Thành, cảm ơn bác đã gửi câu hỏi đến Chuyện tiểu đường, xin được trả lời bác như sau:

1. Sử dụng đường riêng biệt có tốt cho bệnh nhân tiểu đường không?

Người bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt là lượng glucose nạp vào cơ thể. Đường trắng tinh chế là loại đường chứa calo rỗng, không có các chất vitamin và khoáng chất để giúp chuyển hóa chính nó. Vì vậy, cơ thể sẽ huy động các loại vitamin và khoáng chất từ các bộ phận khác đến để bù vào.

Vì thế, người bệnh tiểu đường muốn chế biến các món ăn có đường, các nhà sản xuất đã tạo ra các loại đường riêng. Mỗi loại đường này có nguồn gốc xuất xứ và chế tạo khác nhau, nên mọi người cần lựa chọn phù hợp nhu cầu của bản thân.

Kiểm tra đường huyết khi sử dụng bất kỳ loại đường nào

2. Các loại đường dành cho người bệnh tiểu đường mà bạn nên biết?

Các 4 loại đường được Cục quản lý thực phẩm – dược phẩm Hoa Kỳ FDA phê chuẩn bao gồm:

* Đường Saccharin là loại đường ngọt hơn loại làm từ thiên nhiên đến 300-500 lần nhưng không sinh ra calo. Nhược điểm của loại đường này là rất dễ tăng cân, gây béo phì nên lượng dùng thích hợp là 15 mg/kg/ngày.

* Tiếp theo, đường Surcalore là loại đường chủ yếu dùng để làm bánh, không bị biến mùi hay mất vị khi ở nhiệt độ cao. Độ ngọt của đường Surcalore rất cao, lên đến gấp 600 lần loại thông thường nên lượng dùng hạn chế chỉ 5 mg/kg/ngày.

* Loại đường tiếp theo là Stevia chiết xuất từ cây cỏ ngọt, nên cũng có thể được dùng để làm phụ gia cho các loại thực phẩm. Liều lượng cho phép là 7,9 mg/kg/ngày với độ ngọt lên đến gấp 250-300 lần.

* Cuối cùng, đường Aspartame là loại chỉ có thể cho vào sau khi đã chế biến xong các thực phẩm trên bếp. Mức an toàn sử dụng của loại đường này là 50 mg/kg/ngày.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Các loại đường khác như Neotame, Acesulfame K cũng được dùng cho người tiểu đường. Tuy nhiên, chỉ phổ biến chủ yếu ở các nước Âu Mỹ, giá thành cao và khó tìm kiếm nên bác Thành chỉ cần sử dụng 4 loại trên là đủ.

Pha đồ uống cho người bệnh tiểu đường bằng loại đường riêng

3. Giải pháp cải thiện bệnh tiểu đường

Ngoài sử dụng trực tiếp đường dành cho người tiểu đường, bác Thành cần lưu ý trong một số loại thực phẩm khác có chứa đường, nên cần tránh.

Các loại trái cây chứa nhiều đường nên tránh ăn như xoài, nho, chuối, mít, sầu riêng… Ngoài ra, hầu hết các loại hoa quả sấy khô đều sử dụng nhiều đường tinh luyện nên người bệnh tiểu đường cần tránh ăn.

Sữa chua trái cây cũng là loại thực phẩm nên tránh ăn bởi được làm từ sữa không béo có nhiều carbs và đường tinh luyện. Bác Thành có thể chọn loại sữa chua không đường để thay thế, có lợi cho cả tiêu hóa.

Ngoài ra, đồ uống có ga hay các loại bia, rượu cũng là thành phần cần tránh trong bữa ăn bởi chứa nhiều glucose sẽ làm đường huyết tăng nhanh.

Chuyện tiểu đường hi vọng với câu trả lời trên, bác Thành sẽ sớm chọn được loại đường phù hợp nhất cho bản thân.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia