Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Có nên ngừng tiêm insulin khi đường huyết giảm?

Chuyentieuduong.vn – Người bị bệnh tiểu đường sau quá trình tiêm insulin, ăn uống và vận động khoa học đã ổn định được chỉ số đường huyết. Tuy nhiên, khi đường huyết trở về ngưỡng an toàn, một số người bệnh có xu hướng bỏ hoặc ngừng tiêm insulin. Việc tự ý ngừng tiêm insulin có thể gây ra hậu quả xấu, thậm chí là số biến chứng không thể lường trước được.

1. Đường huyết giảm có ngừng tiêm insulin được không?

Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa có liên quan đến hormone insulin. Insulin là chất duy nhất trong cơ thể có chức năng làm giảm đường trong máu, giảm thiểu được biến chứng nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối không tự ý bỏ hoặc ngưng tiêm insulin khi chưa có chỉ định cụ thể của bác sĩ. Trường hợp người bệnh tiểu đường type 1, nếu thiếu insulin trong vòng 6 giờ, glucagon trong máu tăng cao, bệnh nhân có thể phải cấp cứu vì nhiễm toan ceton. Do đó, bệnh nhân tiểu đường type 1 không nên tự ý bỏ tiêm insulin khi thấy đường huyết giảm.

Tiêm insulin bắt buộc đối với trường hợp người bệnh tiểu đường type 1. Bổ sung đủ lượng insulin sẽ giúp kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, người bệnh tiểu đường có thể sống khỏe mạnh hoàn toàn.

tiem-insulin-tren-bap-tay
Người bệnh tiểu đường nên tuân thủ liệu trình dùng thuốc hoặc tiêm insulin theo đúng chỉ định của bác

Bệnh tiểu đường có thể cải thiện dần nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Đặc biệt, ở những ngưởi bị tiểu đường type 1, các tế bào của tuyến tụy bị phá hủy, khiến cho insulin gần như không được tiết ra.

Do đó, bệnh nhân cần duy trì một lượng insulin suốt đời từ thuốc hoặc tiêm để kiểm soát chỉ số đường huyết, hạn chế tối đa biến chứng.

2. Ngừng tiêm insulin trong trường hợp nào?

Đối với trường hợp người bệnh tiểu đường type 2, không tiêm insulin mà dùng thuốc thì có thể ngưng uống, nếu thấy chỉ số đường trong máu được duy trì ở mức an toàn bằng chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bên cạnh đó, không thể thấy đường huyết ổn định mà người bệnh chủ quan, ngừng tiêm insulin.

Khi bác sĩ chỉ định dừng tiêm insulin, không có nghĩa là đã khỏi bệnh. Bệnh nhân nên tự theo dõi đường huyết tại nhà, nếu đường huyết tăng trở lại cần báo lại bác sĩ ngay.

Trong quá trình tiêm insulin, nếu không may gặp tác dụng phụ, người bệnh nên đề cập về việc điều chỉnh lại liều lượng insulin cần tiêm. Nếu đường huyết ổn định trong một thời gian dài, bác sĩ sẽ cân nhắc việc dừng tiêm insulin.

Một số bệnh nhân tự ý giảm liều tiêm insulin dẫn đến việc kiểm soát đường huyết không tốt, lâu dần xảy ra biến chứng. Do đó, người bệnh tiểu đường nên tuân thủ liệu trình dùng thuốc hoặc tiêm insulin theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Bạn nên đi kiểm tra định kỳ 3-4 tháng/lần. Trong mỗi lần khám, bác sĩ sẽ đánh giá nhu cầu insulin, điều chỉnh liều lượng phù hợp và đưa ra lời khuyên cho bạn về việc ngưng hay tiếp tục tiêm insulin.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia