Tin tức y tế

Các phương pháp mới giúp chống béo phì và điều trị rối loạn đường huyết

Chuyentieuduong.vn – Mối liên hệ giữa chống béo phì và rối loạn đường huyết thể hiện qua việc người bị thừa cân, béo phì có cơ thể không cung cấp đủ insulin. Vì vậy, việc giải quyết tình trạng thừa cân, béo phì cũng là tăng cường insulin, giúp đường huyết ổn định hơn.

1. Mối liên hệ giữa béo phì và rối loạn đường huyết

Tình trạng thừa cân, béo phì của một người được xác định thông qua chỉ số khối cơ thể BMI (Body Max Index). Chỉ số này trên 25 là thừa cân, lớn hơn 30 là béo phì. Người bị thừa cân, béo phì sẽ có hiện tượng kháng insulin, làm tăng chuyển hóa glycogen thành glucose đi vào máu, gây rối loạn đường huyết.

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc đại học Mosah đã chứng minh có mối liên hệ giữa bệnh béo phì và kháng insulin, thông qua rối loạn chức năng bạch huyết mạc teo ruột.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra chế độ ăn nhiều mỡ gây ra thừa cân, béo phì đã kích thích hình thành các mao mạch bạch huyết mạc teo ruột. 

Các chất lỏng bạch huyết dùng để chuyển hóa lipid bị rò rỉ qua các mao mạch này vào các mô mỡ, nội tạng ở bụng gây ra hiện tượng kháng insulin. Từ đó, insulin không cung cấp đủ cho quá trình chuyển hóa gây ra rối loạn đường huyết, dẫn đến bệnh tiểu đường.

2. Phương pháp giúp chống béo phì và giảm rối loạn đường huyết

2.1. Liệu pháp y tế

Để giúp làm bình thường hóa các hoạt động của hệ bạch huyết, các nhà khoa học đã sử dụng chất ức chế COX-2 giúp tăng insulin trong máu làm chậm tình trạng chuyển hóa glycogen thành glucose và duy trì tỷ lệ mỡ trong cơ thể ở mức ổn định.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Trong một thí nghiệm mới đây của các nhà khoa học tại Viện Khám phá Harrington, Bệnh viện Đại học Cleveland, hormone asporin giúp điều hòa sự thèm ăn giúp giảm béo phì và tăng nồng độ insulin trong máu.

Tiến sĩ Atul Chopra, một trong những người chịu trách nhiệm thí nghiệm, cho biết: “Asprosin kích thích sự thèm ăn và làm tăng lượng glucose trong máu bằng cách tác động lên vùng dưới đồi và gan. Nồng độ asprosin tăng cao ở những bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa, dẫn đến cảm giác thèm ăn, tăng trọng lượng cơ thể và tăng glucose trong máu”.

Các thí nghiệm trên mới chỉ thử ở trên chuột nhưng các nhà khoa học tin rằng sẽ sớm phát triển những thử nghiệm lâm sàng trên người. Từ đó, các thử nghiệm này sẽ là tiền đề để tạo ra các loại thuốc điều trị chống béo phì mới.

roi-loan-duong-huyet
Rối loạn đường huyết ảnh hưởng đến khả năng tiết insulin ở tụy

2.1. Kiểm soát chế độ ăn uống

Ngoài các biện pháp sử dụng thuốc, Giáo sư Taylor còn đề xuất các biện pháp khác giúp giảm tích lũy mỡ thừa thông qua kiểm soát chế độ ăn uống, giúp tuyến tụy sản sinh insulin nhiều hơn.

Phương pháp của giáo sư Taylor khuyến khích việc giảm cân từ từ với 7-10% trọng lượng cơ thể trong vòng 6 tháng đến một năm. Chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện điều độ giúp cơ thể không phản ứng tiêu cực với trạng thái đói như tăng lượng thức ăn sau giai đoạn ăn kiêng.

Mỗi phương pháp giúp chống béo phì và giảm rối loạn đường huyết này cần áp dụng một cách phù hợp với thể trạng, điều kiện sinh hoạt của từng người.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia