Tin tức y tế

Viêm khớp dạng thấp ở người bệnh tiểu đường

Chuyentieuduong.vn – Viêm khớp dạng thấp là tình trạng sưng đau, cứng và nóng tại các khớp. Bệnh tiểu đường cũng kích hoạt phản ứng viêm tại các khớp. Ngược lại, tình trạng viêm khớp dạng thấp, khớp cứng, sưng nề cũng khiến người bệnh giảm thiểu khả năng vận động. Có khoảng 42% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp không hoặc khó có thể tập luyện thể thao thường xuyên. Không vận động đều đặn là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2.

1. Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp

Theo kết quả nghiên cứu từ trung tâm chăm sóc sức khỏe Mayo Clinic (Mỹ), ở 3.276 người, trong đó có 821 người bị viêm khớp dạng thấp, những người mắc bệnh tiểu đường type 1 có nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) cao hơn.

Các yếu tố nguy cơ khác của bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm tiền sử gia đình, thói quen hút thuốc lá, phụ nữ thừa cân, béo phì hoặc thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng những người bị viêm khớp dạng thấp còn có nguy cơ phát triển bệnh tim, cục máu đông và ngưng thở khi ngủ.

Do đó người bị viêm khớp dạng thấp cần xét nghiệm và sàng lọc để phát hiện bệnh tiểu đường sớm. Các bác sĩ của trung tâm chăm sóc sức khỏe Mayo Clinic lưu ý rằng, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của khớp và có thể gây hại cho phổi, tim và các mạch máu. Bệnh tiểu đường type 1 hoặc bệnh viêm ruột nên được theo dõi cẩn thận về bệnh viêm khớp dạng thấp.

Người bị viêm khớp dạng thấp, hiện tượng đau, nhức các khớp biểu hiện rõ hơn sau khi tiêu thụ thực phẩm có nhiều đường. Thức ăn nhiều đường có thể làm tăng các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Đồng thời, người bị viêm khớp dạng thấp tiêu thụ nhiều đường có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Để giảm thiểu tình trạng viêm khớp dạng thấp, người bệnh tiểu đường nên giảm lượng đường bột trong bữa ăn

2. Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp ở người bệnh tiểu đường

Lượng đường dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân tăng cân và tăng lượng mỡ ở người bệnh tiểu đường. Ở bệnh nhân tiểu đường, do quá trình chuyển hóa đường không tốt, lượng đường dư thừa cao, làm tăng nồng độ đường huyết dẫn đến rối loạn chất béo, chất đạm trong cơ thể, gây tổn thương mạch máu và các dây thần kinh bao xung quanh ổ khớp. Phá hủy màng bao hoạt dịch và sụn khớp, dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp.

Những người thường xuyên sử dụng hàm lượng đường lớn trong thực đơn ăn uống hằng ngày, có mật độ hoạt dịch xương thấp hơn hẳn. Hệ thống xương bị rỗng và rất dễ bị tổn thương. Đồng thời, người bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, ảnh hưởng nhiều đến việc điều trị viêm khớp dạng thấp.

3. Biện pháp giảm viêm khớp dạng thấp ở người bệnh tiểu đường

Để giảm thiểu tình trạng viêm khớp dạng thấp, người bệnh tiểu đường nên giảm lượng đường bột trong bữa ăn. Bổ sung thêm nhiều rau xanh và ngũ cốc, quả mọng, sữa tác béo và hạn chế ăn hải sản. Người bệnh nên uống thuốc viêm khớp đều, tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày 30 phút vào buổi sáng và sau ăn.

Đồng thời, người bệnh tiểu đường nên bỏ thuốc lá để ngăn ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp phát triển. Sử dụng thuốc lá là yếu tố nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp thường xuyên hút thuốc có xu hướng mắc bệnh nặng hơn.

Ngoài ra, thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển các tình trạng khác ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, bao gồm bệnh tim, bệnh phổi và loãng xương. Thậm chí, thuốc lá có thể tương tác với các loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm khớp, làm mất tác dụng của thuốc. Để duy trì sức khỏe tốt, người bị viêm khớp dạng thấp nên cai thuốc lá và từ bỏ dần thói quen hút thuốc.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia