Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Các thói quen sinh hoạt không tốt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Chuyentieuduong.vn – Nhóm người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, bỏ bữa sáng, ngồi nhiều, lười tập thể dục… có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn so với các người khác. Vì vậy, mọi người cần hiểu rõ những thói quen sinh hoạt không tốt làm tăng nguy cơ mắc bệnh như thế nào, để thay đổi lối sống cho phù hợp.

Những thói quen trong cuộc sống được hình thành bằng cách lặp đi lặp lại một hành động liên tục hằng ngày. Những ảnh hưởng của các thói quen có thể nâng cao chất lượng sống hoặc đưa đến nhiều loại bệnh mãn tính nguy hiểm. Những người bệnh tiểu đường thường có 4 thói quen sinh hoạt nguy hiểm như bỏ bữa sáng, thức khuya, ngồi nhiều, lười tập thể dục.

1. Thói quen bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Sau một giấc ngủ dài vào ban đêm, cơ thể cần nguồn năng lượng để tái tạo lại hoạt động trong ngày của các tế bào. Vì vậy, bữa sáng giúp đánh thức các cơ quan trong cơ thể như não bộ, hệ tiêu hóa, cơ xương… đi vào cơ chế vận động ban ngày.

Đối với người bỏ bữa sáng hơn 4 ngày/tuần, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng lên rất cao, hơn 50%. Điều này được lý giải là do việc bỏ bữa sáng sẽ làm gián đoạn khả năng tiết insulin ở tụy.

Hơn nữa, việc bỏ bữa sáng còn làm rối loạn đường huyết trong cơ thể, tuyến tụy không tiết ra đủ insulin sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao. Từ đó, các chức năng tế bào beta của tuyến tụy bị suy giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai.

Ngoài ra, người bỏ bữa sáng có xu hướng ăn nhiều hơn vào bữa trưa và bữa tối. Cơ thể sẽ mất cân bằng do hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn trong một thời gian ngắn, tiếp nhận lượng thức ăn lớn dẫn đến dạ dày và ruột làm việc quá tải.

Bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

2. Thói quen ngồi nhiều 

Việc ngồi nhiều tại một chỗ gây ra các hệ lụy nghiêm trọng đến tim, hệ cơ xương, tiêu hóa và bài tiết. Thói quen ngồi nhiều sẽ làm cơ thể có khả năng tích mỡ nhiều hơn, ngăn cản hoạt động lưu thông máu đến các cơ quan, tích lũy lượng đường lớn trong gan và các cơ.

Người ngồi nhiều thường cả phần thân dưới từ bụng trở xuống sẽ không vận động, gây ra việc mỡ tích lũy ở phần bụng và máu di chuyển chậm xuống phần dưới của cơ thể. Lượng đường tồn dư trong máu sẽ tăng cao nếu không được vận chuyển đều đến các cơ quan trong cơ thể.

Ngoài ra, người ngồi nhiều thường sẽ thường làm công việc liên quan đến não bộ nhiều hơn. Não bộ rất cần đường để tăng khả năng suy nghĩ và tập trung, vậy nên, người ngồi nhiều sẽ phải lượng đường nạp vào cơ thể, làm rối loạn khả năng tiết insulin ở tụy, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

3. Thói quen lười vận động

Người có thời gian vận động dưới 30 phút/ngày được coi là nhóm người lười vận động. Khi cơ thể kém vận động, các tế bào trong cơ thể sẽ không tăng cường trao đổi chất, lượng đường trong máu sẽ tồn dư cao hơn, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Hơn nữa, việc lười vận động sẽ gây ra hiện tượng béo phì, tích lũy mỡ thừa trong các mạch máu gây ra tăng nguy cơ biến chứng ở người bệnh tiểu đường. Những người lười vận động còn có hệ tiêu hóa kém, thức ăn tiêu thụ chậm, làm cho tụy phải tiết ra insulin không đều, khiến lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến mắc bệnh tiểu đường trong tương lai.

thoi-quen-thuc-khuya
Người ngồi nhiều, lười vận động sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao

4. Thức khuya và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Thói quen thức khuya ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của đồng hồ sinh học trong cơ thể. Theo thói quen thông thường, ban đêm là thời gian cơ thể tái tạo và phục hồi các tế bào. Hoạt động nhiều trong thời gian này sẽ tăng rối loạn nội tiết và tổn thương đến hệ tiêu hóa.

Mặt khác, thức khuya thường xuyên sẽ thường phải ăn đêm, sử dụng các chất kích thích như trà hoặc cà phê để giữ cho cơ thể tỉnh táo, ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến tụy phải tiết ra nhiều insulin hơn. Cơ thể thường sẽ không tiết ra lượng insulin đủ trong thời gian đêm, gây ra tăng lượng đường trong máu.

Trước khi mắc bệnh, người bị tiểu đường đã có thời gian dài duy trì các thói quen trên, khiến cơ thể rơi vào trạng thái hỗn loạn. Vì vậy, cơ thể được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nhưng người bệnh tiểu đường không thể tránh khỏi các tác động xấu trong thói quen sinh hoạt thường ngày.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia