Tin tức y tế

Bài tập cải thiện đau dây thần kinh do bệnh tiểu đường

Chuyentieuduong.vn – Các bài tập cải thiện đau dây thần kinh do biến chứng tiểu đường có thể áp dụng cho nhiều đối tượng với cường độ tập nặng hoặc nhẹ.

1. Các bài tập cải thiện đau dây thần kinh

Bơi lội, thể dục nhịp điệu, yoga

Các môn thể thao, các bài tập thể dục nhẹ nhàng được nhiều người bệnh tiểu đường áp dụng. Chẳng hạn như môn bơi lội, thể dục nhịp điệu, yoga… Các môn thể thao và bài tập này giúp tăng khả năng cân bằng và thư giãn. Đồng thời, giảm thiểu được các biến chứng dây thần kinh ở người bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân tiểu đường nên bắt đầu tập thể dục nhưng với cường độ vừa phải, cùng các bài tập thể dục trong khoảng 30 phút mỗi ngày và 5 lần một tuần. Chìa khóa để bắt đầu một chương trình tập thể dục là tiến hành một cách chậm rãi và đẩy nhanh cường độ, kiên trì trong một khoảng thời gian dài.

Bài tập cải thiện đau dây thần kinh – giữ thăng bằng

Bài tập giữ thăng bằng rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Bạn có thể rời khỏi ghế bằng cách sử dụng cánh tay và giữ vững cơ thể. Bài tập này phù hợp với những người bệnh tiểu đường đang điều trị vật lý trị liệu, tập luyện mỗi ngày giúp họ có thể làm những công việc đơn giản mà không cần nhờ người khác giúp đỡ của người thân.

bai-tap-the-duc
Người bị tiểu đường không nên thực hiện các bài tập quá sức hoặc có tác động mạnh, dễ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh

Người bệnh tiểu đường bị biến chứng dây thần kinh có thể tăng cường độ khó ở một số tập thể dục mỗi ngày. Bạn nên thường xuyên áp dụng bài tập giữ thăng bằng trên một chân. Cố gắng giữ thăng bằng ở mỗi chân trong 30 giây mà không cần điểm tựa. Tập động tác này, bạn nên đứng gần một vật (bàn hoặc ghế), từ từ kiễng chân lên và giữ vững tư thế lâu nhất có thể. Bài tập cải thiện đau dây thần kinh này nên được thực hiện mỗi ngày. Lặp lại ít nhất ba lần một ngày.

3. Chăm sóc kỹ bàn chân

Bên cạnh đó, bạn nên chăm sóc kỹ càng cho bàn chân vì bệnh thần kinh ngoại biên có thể khiến các vết phồng rộp, vết thương, vết xước lâu lành, gây viêm và sưng to.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường kèm theo bệnh thần kinh ngoại biên hoặc các vấn đề khác. Nên kiểm tra mức đường huyết trước và sau khi tập thể dục. Nếu bạn bị tiểu đường type 1 và lượng đường trong máu trung bình của trên 250 mg/d, bạn cần kiểm tra xeton trong nước tiểu. Nếu xeton ở mức trung bình hoặc cao. Người bệnh nên trì hoãn việc tập thể dục cho đến khi mức xeton xuống thấp. Thảo luận với bác sĩ về mức glucose an toàn trước và sau khi tập thể dục.

Thực hiện một bài tập thể dục mà bạn yêu thích như bơi lội hoặc đi bộ. Hoặc bất cứ bài tập nào giúp ích cho sức khỏe và mang lại niềm vui để bạn tiếp tục tập luyện. Tuy nhiên, người bị bệnh tiểu đường không nên thực hiện các bài tập quá sức. Tác động mạnh, dễ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia