Hỏi - Đáp tiểu đường Kiến thức tiểu đường

Người bệnh tiểu đường luyện tập thể dục thể thao như thế nào?

Chuyentieuduong.vn – Tập thể dục giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu, tăng khả năng hoạt động của insulin.

Anh Nguyễn Hữu Ngọc (35 tuổi, quận 12, TP.HCM) gửi câu hỏi đến Chuyện tiểu đường:

“Tôi vừa bị mắc bệnh đái tháo đường, trước đó tôi thường xuyên luyện tập thể thao. Tôi nghe nói bệnh tiểu đường nên hạn chế vận động thể thao vì sẽ làm rối loạn đường huyết? Vậy tôi có nên luyện tập thể dục thể thao tiếp hay không? Tôi nên luyện tập thể dục thể thao như thế nào?”.

Chào anh Ngọc, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến Chuyện tiểu đường, xin được trả lời anh như sau:

1. Lợi ích của tập thể dục đối với người bênh tiểu đường

Tập thể dục thể thao vốn là hoạt động tuyệt vời giúp bảo vệ sức khỏe và tăng cường thể chất. Người tập thể dục thường xuyên có thể phòng tránh bệnh tật, nâng cao tinh thần, tăng khả năng tập trung. Bản thân mỗi người có một thể trạng khác nhau nên cũng cần lựa chọn môn thể thao phù hợp.

Người bệnh tiểu đường cần luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, sẽ mang lại nhiều ích lợi trong việc điều trị bệnh. Các bài tập thể dục thể thao của người bệnh tiểu đường còn giúp giảm lượng đường trong máu.

Tác động đầu tiên của việc tập thể dục là sẽ tác động lên tuyến tụy, giúp tiết ra nhiều insulin hơn. Các tế bào khi được tiết insulin đầy đủ có khả năng hấp thụ đường trong máu một cách tốt hơn.

Hơn nữa, khi tập luyện thể dục thể thao, các cơ bắp sẽ được kích thích, hấp thụ đường trong máu làm năng lượng. Tập thể dục đều đặn trong một thời gian, người bệnh tiểu đường có khả năng giữ ổn định đường huyết tốt hơn.

Ngoài ra, các biến chứng tiểu đường như tim mạch, gan, thận cũng sẽ được giảm bớt nguy cơ biến chứng tiểu đường. Trong quá trình tập luyện, chất béo được đốt cháy sẽ làm giảm được nhiều nguy cơ cao huyết áp, mỡ nhiễm máu.

Tập thể dục thể thao giúp các cơ bắp được kích thích, tăng khả năng hấp thụ đường

2. Chế độ luyện tập dành cho người bệnh tiểu đường

Chế độ luyện tập của người bệnh tiểu đường cũng khác so với những người bình thường. Một số môn thể thao có tính đối kháng cao như thi đấu đấm bốc, bóng đá, bóng rổ… người bị tiểu đường nên hạn chế tập luyện. Khi bệnh nhân bị chấn thương, vết thương sẽ khó lành hơn và có thể để lại di chứng.

Nếu anh Ngọc muốn tập các bài tập có sức mạnh cơ bắp, tập tạ tay hoặc chống đẩy có thể tập hai đến ba buổi mỗi tuần. Mỗi tuần, thời gian hoạt động thể dục trung bình là hai tiếng rưỡi trở lên, tập luyện cường độ cao sẽ tốt hơn nhiều.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Thêm vào đó, anh Ngọc có thể luyện tập theo chế độ vừa phải, với các môn thể thao như đi bộ, tập Yoga, dưỡng sinh… Các bài tập trên trang web Chuyện tiểu đường cũng là một tham khảo tốt cho việc tập luyện của bản thân anh.

Ngoài ra, môn thể thao dưới nước phù hợp với người bệnh đái tháo đường là bơi lội. Tất cả các cơ bắp trong cơ thể sẽ đều hoạt động khi anh bơi lội, từ đó tiêu thụ lượng đường lớn trong máu, đường huyết dần dần giảm xuống một cách ổn định.

tap-the-duc
Bài tập chạy bộ lên cầu thang rất hiệu quả đối với người bệnh tiểu đường

3. Lời khuyên khi tập thể dục cho người bệnh tiểu đường

Trong lúc tập luyện thể dục thể thao, anh Ngọc cần lưu ý một số điều sau:

* Các bài tập thể dục đối với người bệnh tiểu đường đều phải được hướng dẫn một cách bài bản. Tốt nhất là người tập thể dục cần có một huấn luyện viên hoặc bạn tập cùng, để hướng dẫn cách tập trong những ngày đầu tiên.

* Người bệnh đái tháo đường tập thể dục không nên cố gắng quá sức, tập nhiều vào một ngày sẽ dẫn đến hạ đường huyết nhanh chóng. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên tập đều mỗi ngày 30 phút, đều đặn ít nhất 5 ngày/tuần để đường huyết có thời gian ổn định.

* Mặt khác, người bệnh tiểu đường cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tăng hiệu quả tập luyện và giảm khả năng xảy ra các biến chứng tiểu đường.

Chuyện tiểu đường hi vọng với câu trả lời trên, anh Ngọc sẽ lựa chọn được cho mình một chế độ tập luyện phù hợp để điều trị bệnh tiểu đường một cách tốt hơn.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia