Thực đơn & Tập luyện Thực đơn tiểu đường

Thực đơn số 006: Rau bí xào tỏi, vịt om sấu, rau củ quả luộc

Chuyentieuduong.vn – Đầu tuần, Chuyện tiểu đường tiếp tục gửi đến độc giả các món ăn bổ dưỡng, chế biến đơn giản dành cho người bệnh tiểu đường.

Thực đơn hôm nay bao gồm các món: Cơm (1 bát), rau bí xào tỏi, vịt om sấu, rau củ quả luộc.

Cách chế biến món rau bí xào tỏi

Rau bí chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp giảm sự hấp thụ cholesterol trong máu, giảm thiểu nguy cơ bệnh tim. Người bệnh tiểu đường tiêu thụ lượng rau bí nhất định giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm và giảm nguy cơ đột quỵ.

Đặc biệt, trong rau bí có chứa hợp chất axit oleic, axit linoleic, vitamin A giúp cải thiện chức năng của tinh hoàn, tăng số lượng tinh trùng, tăng cường sức khỏe sinh lý ở nam giới.

* Nguyên liệu chuẩn bị:

– 10 ngọn rau bí, 3 củ tỏi.

– Gia vị: bột nêm, dầu hào, mắm, muối.

* Cách làm:

– Chọn phần ngọt và lá bí tươi. Nhặt bỏ xơ và rửa sạch (ngâm ngọn bí trong nước muối khoảng 15 phút). Rửa sạch, để riêng phần ngọn và phần lá. Đối với phần lá bạn vò sạch từng chiếc.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

rau-bi-xao-toi
Món rau bí xào tỏi

– Hành tỏi đập dập, băm nhỏ.

– Đun sôi nước, cho ngọn bí vào nồi, sau cho phần lá bí vào để luộc qua. Cho thêm một ít muối khi luộc để rau xanh.

– Sau đó, vớt rau ra rổ, ngâm nước lạnh trong 5 phút để rau giòn, xanh.

Đặt chảo lên bếp, phi thơm hành tỏi với nửa muỗng dầu hào. Bạn cho phần ngọn rau bí vào trước, phần rau vào xào sau, thêm chút mắm, bột nêm.

Lưu ý, món rau xào ngấm gia vị rất nhanh nên chỉ nêm một lượng nhỏ gia vị. Xào rau bí trên lửa to để rau xanh và không bị nát.

Cách làm món vịt om sấu

Vịt om sấu là món ăn thanh mát ngày hè. Thịt vịt phù hợp với người bệnh tiểu đường, lòng bàn chân nóng, đặc biệt đây là món ăn bổ dưỡng, yêu thích của nhiều gia đình.

* Nguyên liệu chuẩn bị

– 1 con vịt

– 5 quả sấu (chọn quả màu xanh sẫm, cùi dày, vỏ sần)

– 1 củ gừng, 5 cây xả, 1 củ tỏi, 2 quả ớt, 1 quả dừa tươi lấy nước, hành lá, rau mùi.

– 1 chén rượu trắng

– Gia vị : muối hạt, nửa chén mẻ hoặc giấm gạo, bột nêm.

* Cách làm

– Sơ chế thịt vịt

+ Vịt vặt lông làm sạch, rửa qua nước, để ráo. Bạn có thể dùng muối, rượu hoặc đập dập gừng sả để xát qua thân vịt, khử mùi tanh của vịt.

+ Chặt thịt vịt thành miếng nhỏ, sấu rửa sạch, khứa dọc phần thân quả.

+ Tỏi, gừng, sả đập dập, băm nhỏ.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

vit-om-sau
Món vịt om sấu

– Ướp thịt

Dùng mẻ hoặc giấm gạo, thêm sả, gừng để ướp thịt trong khoảng 1 giờ.

– Om vịt

+ Cho tỏi băm, gừng, sả phi thơm cùng với dầu ăn. Sau đó cho phần thịt vịt vào chảo, đảo đều 3 phút để thịt vịt săn lại.

+ Thêm một bát nước, nước dừa để om vịt. Lúc mới om, bạn nên vặn lửa lớn, khi vịt sôi cho nhỏ lửa, liu riu tầm 30 phút, nêm gia vị vừa ăn là xong.

Lưu ý, bạn nên chọn mua vịt đực thịt chắc, nạc, xương nhỏ. Đối với người bệnh tiểu đường, phần ức thịt ăn là tốt nhất.

– Khi chọn vịt, bạn để ý con vịt nào đầu to, mỏ cứng, mông nhỏ, cánh dài là vịt đực. Vịt đực không sinh nở nên thịt ngọt và mềm hơn.

– Mua thịt vịt làm sẵn, bạn chú ý chọn những con có ức tròn, da bụng và cổ dày, xách vịt lên thấy nặng tay.

Cách làm món rau củ quả luộc

* Nguyên liệu

– 1-2 củ súp lơ

– 2 củ cà rốt

– 8 trái đậu bắp

– nửa bó rau lang

* Cách làm:

rau-cu-qua-luoc
Món rau củ quà luộc

Người bệnh tiểu đường ăn nhiều rau củ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn. Ăn nhiều đậu bắp, súp lơ, cà rốt giúp tuyến tụy hoạt động hiệu quả, chất xơ và protein trong đậu bắp giúp giảm lượng đường trong máu.

– Rửa sạch các loại rau củ quả ở trên.

 – Cà rốt gọt sạch vỏ, thái miếng vừa ăn.

– Đậu bắp cắt bớt phần đầu, phần đuôi. Súp lơ bổ theo từng múi, ngâm trong nước muối loãng.

– Rau lang rửa sạch để ráo.

– Luộc rau củ: Bạn cho 1 bát nước vào nồi, nước sôi cho rau lang và súp lu vào luộc, đợi chín vớt ra đĩa. Tiếp đến cho phần đậu bắp vào luộc, cà rốt luộc sau cùng.

Quy tắc luộc rau củ là đợi nước sôi già mới cho rau củ vào, không đậy nắp khi luộc và để ráo rau củ sau khi luộc. Bạn có thể thêm muối khi luộc, rau củ vừa chín tới, lập tức vớt ra đĩa.

Trên đây là thực đơn số 006 dành cho người bệnh tiểu đường. Sự kết hợp cân bằng giữa chế độ dinh dưỡng, tập luyện giúp bạn cải thiện bệnh và duy trì sức khỏe tốt.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia