Tin tức y tế

Thai phụ mắc tiểu đường type 1 có nguy cơ sinh con bị tự kỷ

Chuyentieuduong.vn – Các nhà nghiên cứu cho biết, thai phụ mắc tiểu đường type 1 có nguy cơ sinh con mắc chứng tự kỷ cao hơn so với những thai phụ mắc bệnh tiểu đường type 2.

1. Nguy cơ sinh con bị tự kỷ ở thai phụ mắc tiểu đường type 1

Theo kết quả nghiên cứu từ tập đoàn chăm sóc quản lý tổng hợp của Hoa Kỳ, nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của chứng bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, thai phụ bị đái tháo đường type 1 cũng là một trong những nguyên nhân sinh con mắc bệnh tự kỷ.

Các chuyên gia từ tập đoàn đã thu thập dữ liệu của 449.425 trẻ em được sinh ra từ mẹ mắc tiểu đường type 1 trong khoảng thời gian từ năm 1995 và quan sát diễn biến phát triển của trẻ đến năm 2000.

Kết quả cho thấy, 5.827 trẻ em bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 1 di truyền từ mẹ. Thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ, ở tuần thứ 26 có dấu hiệu mắc chứng tự kỷ.

2. Nguyên nhân đến chứng tự kỷ ở trẻ có mẹ bị tiểu đường type 1

Trường hợp trẻ em mắc bệnh tự kỷ liên quan đến mẹ bị tiểu đường type 1 có thể là do không kiểm soát tốt lượng đường huyết. Phụ nữ khi mang thai, bệnh tiểu đường phát triển ở giai đoạn đầu hoặc nửa cuối thai kỳ. Trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và dẫn đến chứng tự kỷ ở thai nhi.

GS.TS Irva Hertz-Picciotto chuyên môn ngành dịch tễ học và sức khỏe môi trường tại Đại học California (Mỹ) cho biết: “Nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (tự kỷ) ở trẻ có mẹ mắc bệnh tiểu đường tăng cao, khoảng 50% đến 75%.

Các bác sĩ chuyên khoa nên tư vấn cho thai phụ mắc bệnh tiểu đường về nguy cơ thai nhi có thể mắc chứng tự kỷ. Để họ kiểm soát tốt hơn lượng đường huyết”.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

che-do-an-uong-cua-thai-phu
Khi bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ mang thai cần tự theo dõi đường huyết và duy trì chỉ số đường huyết trong ngưỡng an toàn

3. Thai phụ bị tiểu đường type 1 nên phòng ngừa chứng tự kỷ ở trẻ như thế nào?

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường nên thực hiện các biện pháp đảm bảo duy trì mức đường huyết ổn định trước và trong khi mang thai. Chẳng hạn, bạn có thể lập kế hoạch bổ sung axit folic. Đặt mục tiêu kiểm soát tốt đường huyết trong suốt thời kỳ mang thai.

Axit folic (vitamin B9) có trong các trong các loại thực phẩm tự nhiên như rau diếp cá, rau chân vịt, củ cải, đậu bắp… Một số loại trái cây như cam, bưởi, chuối, chanh. Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường bổ sung axit folic ngăn ngừa được khuyết tật bẩm sinh. Ngăn ngừa chứng thiếu máu và hạn chế được nguy cơ sinh non, sảy thai, suy dinh dưỡng ở trẻ.

Ngoài ra, thai phụ nên tuân thủ chế độ ăn uống giảm chất đường bột. Sử dụng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Bên cạnh đó, thai phụ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau. Không ăn uống kiêng khem quá mức.

Ngay khi bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ mang thai cần tự theo dõi đường huyết. Duy trì chỉ số đường huyết trong ngưỡng an toàn. Đường huyết an toàn lúc đói: là 90-130 mg/dL (tương đương 5,0 mmol/L-7,2 mmol/L). Đường huyết an toàn sau ăn 1-2 giờ là dưới 180 mg/dL (tương đương 10 mmol/L). Đường huyết an toàn trước khi ngủ là khoảng 110 mg/dL-150 mg/dL (tương đương 6,0 mmol/L-8,3 mmol/L).

Bạn nên thường xuyên tập luyện, vận động để ổn định chỉ số đường huyết. Bên cạnh đó, thai phụ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để được hỗ trợ về chế độ dinh dưỡng. Thuốc uống và các vấn đề thường gặp khác ở người bệnh tiểu đường.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia