Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Tìm hiểu về liệu pháp tiêm insulin trong việc điều trị bệnh tiểu đường

Chuyentieuduong.vn – Insulin là một loại thuốc điều trị tiểu đường hiệu quả, dành cho người bị tiểu đường type 1 và một số người bị tiểu đường type 2 không thể tự điều chỉnh đường huyết bằng chế độ dùng thuốc, ăn uống và tập luyện.

1. Tìm hiểu về liệu pháp tiêm insulin

Năm 2021 là kỷ niệm tròn 100 năm ngày các nhà khoa học khám phá ra insulin, thuốc điều trị tiểu đường dạng tiêm phổ biến nhất trên thế giới. Hai nhà khoa học người Canada, tiến sĩ Banting và Charles Best, đã được nhận giải Nobel về Sinh lý học và Y khoa cho công trình nghiên cứu về insulin.

Insulin vốn là một loại hoocmon, do tế bào beta ở tiểu đảo tụy, được dùng để điều chỉnh việc sử dụng glucose trong cơ thể. Thông thường, tuyến tụy sẽ tiết ra các insulin một cách đều đặn, để làm giảm lượng glucose trong máu, giúp ổn định đường huyết.

Do các rối loạn về hóa sinh trong cơ thể, tuyến tụy không tiết ra đủ insulin, hoặc tiết không đều đặn, làm thay đổi quá trình chuyển hóa glucose vào trong máu. Các biến đổi này kéo dài trong một thời gian sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường, nên cần bổ sung insulin từ bên ngoài vào trong cơ thể.

Ban đầu, insulin được chiết xuất từ tụy của các loài động vật, cho đến những năm 1970, các nhà khoa học mới có thể tổng hợp insulin ở người, qua phương pháp nhân tạo, sử dụng bằng cách tái tổ hợp DNA.

Y tá hướng dẫn người bệnh tiêm insulin

2. Hiểu rõ vai trò và tác dụng phụ của insulin

Từ ngày đầu phát hiện đến nay, insulin vẫn là biện pháp tối ưu cuối cùng, để điều trị bệnh tiểu đường. Tiêm insulin giờ có nhiều dạng khác nhau như tiêm tác dụng ngắn, trung bình, kéo dài hay dạng chậm hỗn hợp. Các thiết bị hỗ trợ tiêm insulin giờ rất đa dạng như kim tiêm hay bút tiêm, để hỗ trợ tối đa cho người bệnh tiểu đường.

Bên cạnh tác dụng chính, insulin cũng gây ra các tác dụng phụ cho người bệnh tiểu đường, như hạ glucose huyết hay hiệu ứng Somogyi.

Trong đó, hạ glucose huyết khiến đường trong máu giảm mạnh, gây ra những cơn chóng mặt, đau đầu và có thể dẫn đến ngất xỉu. Ngược lại, hiệu ứng Somogyi lại gây ra tăng glucose huyết phản ứng, do sử dụng insulin quá liều.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Việc sử dụng insulin cần có đơn của bác sĩ điều trị và dùng đúng theo liều lượng đã được chỉ định. Người bệnh tiểu đường không tự ý mua insulin về tiêm khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ, bởi nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hay tình trạng nghiện insulin, làm suy yếu chức năng tụy.

Thêm vào đó, người bệnh tiểu đường có thể tự tiêm insulin tại nhà, theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc y tá. Họ sẽ hướng dẫn, làm mẫu lần đầu cho các bệnh nhân, sau đó, người bệnh tiểu đường sẽ tiêm các lần sau tương tự.

tiem-insulin
Tiêm insulin ở vị trí bụng dưới, đùi hoặc cánh tay

3. Lưu ý khi tiêm insulin

Một số lưu ý cho người bệnh tiểu đường khi tiêm insulin là:

* Người bệnh tiểu đường cần sát trùng da trước khi tiêm, đảm bảo kim tiêm sạch sẽ, dùng bông gòn thấm vào cồn, thoa vào vị trí tiêm, chờ 20-30 giây sau rồi thực hiện.

* Tiêm insulin vào lớp mỡ dưới da và ở nhiều vị trí khác nhau. Nếu người bệnh tiểu đường tiêm ở một chỗ quá lâu, lớp mỡ dưới da sẽ tích tụ lại ngăn cản quá trình hấp thụ insulin. Người bệnh tiểu đường có thể thay đổi vị trí tiêm ở đùi, bụng hoặc cánh tay.

* Trước khi ăn, người bệnh tiểu đường có thể tiêm trước insulin, để trong quá trình ăn uống, đường huyết được hạ từ từ. Đường huyết cần kiểm tra thường xuyên trong quá trình sử dụng insulin và không tăng hay giảm liều lượng, khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Người bệnh tiểu đường type 2 có thể tránh việc tiêm insulin, nếu kiểm soát tốt quá trình ăn uống cũng như tập luyện, sử dụng các loại thảo dược tự nhiên và uống thuốc đều đặn.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia