Hỏi - Đáp tiểu đường Kiến thức tiểu đường

Tiểu đường có ăn cơm gạo lứt được không?

Chuyentieuduong.vn – Gạo lứt là thực phẩm tự nhiên tốt cho sức khoẻ. Không giống như gạo trắng chứa nhiều tinh bột, gạo lứt rất giàu dinh dường, đặc biệt là sinh tố và nguyên tố vi lượng. Vậy, người bệnh tiểu đường có ăn cơm gạo lứt được không?

Bác Trần Văn Công (50 tuổi, quận 12, TP.HCM) gửi câu hỏi đến Chuyện tiểu đường:

“Tôi lao động chân tay nhiều, bị tiểu đường khoảng 2 năm nay, nhưng tôi phải ăn cơm mới có sức làm việc. Tôi nghe nói nấu cơm gạo lứt có thể thay cho cơm trắng, giúp hạ đường huyết. Vậy nên, “Người bệnh tiểu đường có ăn cơm gạo lứt được không?”.

Chào bác Công, cảm ơn bác đã gửi câu hỏi đến Chuyện tiểu đường, xin được trả lời bác như sau:

1. Tiểu đường có ăn cơm gạo lứt được không?

Đầu tiên biết chính xác Người bị tiểu đường có ăn cơm gạo lứt được không? Hãy cùng Chuyện tiểu đường tìm hiểu về thành phần các chất dinh dưỡng có trong gạo lứt và tác dụng của nó.

Các loại hạt ngũ cốc chứa nhiều thành phần glucose, nhưng chỉ có các loại ngũ cốc nguyên hạt mới có các thành phần chất xơ, vitamin, khoáng chất và protein. Gạo lứt là loại ngũ cốc nguyên hạt chỉ bỏ đi phần vỏ trấu bên ngoài. Giữ lại cả vỏ cám và lớp mầm.

Gạo trắng chỉ còn chứa lại phần nội nhũ, nơi chứa thành phần dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển. Ngoài ra, gạo trắng thiếu hụt về thành phần dinh dưỡng. Dễ bị hấp thụ trong tiêu hóa, làm lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng.

Gạo lứt tuy chứa lượng calo ít hơn gạo trắng, nhưng lại có nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng khác. Gạo lứt có chứa đến 95% là các vitamin và khoáng chất, ở lớp vỏ cám và lớp mầm.

Người bệnh tiểu đường ăn cùng một lượng cơm với gạo trắng thay bằng gạo lứt. Sẽ khiến chỉ số đường trong máu chỉ tăng lên dần dần, không gây ra triệu chứng đột biến. Người đang bị bệnh tiểu đường có thể chuyển sang ăn cơm gạo lứt thay cho gạo trắng.

Cơm gạo lứt có nhiều thành phần dinh dưỡng hơn cơm trắng

2. Lời khuyên khi sử dụng gạo lứt

Gạo lứt có một phần ưu điểm là không bị oxy hóa nhanh như gạo trắng. Tuy nhiên, gạo lứt cũng cần bảo quản trong môi trường thoáng mát, để tránh việc gạo lứt nảy mầm.

Ngoài việc tìm hiểu “Tiểu đường có ăn cơm gạo lứt được không”, bệnh nhân cần phải cân nhắc lượng gạo lứt cần tiêu thụ.

Người bệnh tiêu thụ một nửa chén gạo lứt hàng ngày có thể giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường đến 60%. Tuy nhiên, gạo lứt không phải là loại dễ nấu thành cơm như gạo trắng, mùi vị cũng gây khó chịu cho nhiều người, nên cân nhắc sử dụng phù hợp.

Hơn nữa, người bệnh tiểu đường như bác muốn chuyển sang ăn cơm gạo lứt. Không nên bỏ ngay tất cả gạo trắng. Thời kỳ đầu, bác chỉ nên ăn 1 bữa cơm gạo lứt, các bữa còn lại vẫn nên ăn gạo trắng. Một thời gian sau, khi bác đã quen ăn cơm gạo lứt. Có thể chuyển sang ăn các bữa trong ngày.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

3. Cách sử dụng gạo lứt với người bệnh tiểu đường

Bác nấu cơm bằng gạo lứt thường sẽ cầu kỳ hơn gạo trắng, nên cần lưu ý những điểm sau:

* Bác vo gạo lứt nhẹ nhàng 1-2 lần, không được vò xát quá mạnh sẽ làm mất đi lớp mầm và lớp vỏ cám quý giá. Bác ngâm gạo lứt trong nước tối thiểu 30 phút. Chọn loại nồi cơm điện có chế độ nấu gạo lứt.

* Trước khi nấu cơm, bác có thể cho vào nửa thìa cà phê muối biển, sẽ khiến gạo lứt nở mềm và dễ ăn hơn. Bác nên lựa chọn loại muối biển sạch chưa qua tinh chế, sẽ giúp ổn định cả huyết áp.

gao-lut
Thêm một chút muối biển vào sẽ làm cơm gạo lứt ngon hơn

* Cơm gạo lứt nên nấu vừa đủ để ăn trong một ngày. Trường hợp còn thừa cơm có thể để vào hộp kín cho vào ngăn đá để ăn tiếp. Cơm gạo lứt ăn vào ngày sau phải dùng nồi hấp để hâm lại cho nóng, không được sử dụng lò vi sóng.

* Cơm gạo lứt khi ăn phải nhớ nhai kỹ, trong cơm gạo lứt vẫn còn chứa nhiều chất xơ khó tiêu hóa. Có thể gây chướng bụng nếu ăn quá nhanh.

* Bác có thể chế biến nhiều món ăn khác từ gạo lứt như cháo gạo lứt, bánh gạo lứt, cơm gạo lứt trộn với các loại ngũ cốc nguyên hạt khác như kê, yến mạch.

Chuyện tiểu đường hy vọng với câu trả lời trên, bác Công đã nắm rõ được “Người bệnh tiểu đường có ăn cơm gạo lứt được không? và có những bữa ăn ngon với gạo lứt, để ổn định đường huyết.

Chúc bác có thật nhiều sức khỏe!

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia