Hỏi - Đáp tiểu đường Kiến thức tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có ăn hoa quả được không?

Chuyentieuduong.vn – Người bệnh tiểu đường hay có cảm giác thèm ăn, đói bụng nên khó ăn uống điều độ, khoa học. Đặc biệt, một số người bệnh còn lo ngại khi ăn trái cây hàng ngày, sợ rằng đường thay đổi thất thường. Vậy người bệnh tiểu đường có ăn hoa quả được không và ăn trái cây như thế nào để không tăng đường huyết?

“Tôi mới phát hiện bệnh tiểu đường được 1 tháng, bản thân lại rất thích ăn hoa quả, tôi nghe nói người tiểu đường không nên ăn hoa quả, có đúng không ạ?”, chị Chu Xuân Nhàn (41 tuổi, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) gửi câu hỏi tới Chuyện tiểu đường.

Trường hợp của chị Nhàn, chúng tôi có một số giải đáp sau đây:

1. Người bệnh tiểu đường có ăn hoa quả được không?

Người bệnh tiểu đường không được ăn hoa quả là một quan niệm vô cùng sai lầm. Bạn có thể ăn hoa quả theo sở thích. Tuy nhiên, một số loại quả nhiều đường như mít, sầu riêng, vải… Nên ăn ít (1-2 lát). Những loại hoa quả có thể ăn bình thường như bưởi, ổi, mận…

Bệnh nhân tiểu đường nên ưu tiên ăn trái cây tươi, hạn chế các loại trái cây khô, đóng hộp. Bởi trái cây khô được sấy ở nhiệt độ cao dẫn đến lượng đường bị cô đọng, không tốt cho lượng đường huyết. Nếu muốn sử dụng trái cây khô đóng hộp, bạn nên kiểm tra bao bì sản phẩm, để xem các chỉ số lượng đường, chất xơ trong sản phẩm là bao nhiêu.

Các loại nước ép trái cây không thật sự lý tưởng cho người bệnh tiểu đường. Việc nhai hay ăn bằng miệng làm cơ thể hấp thu lượng đường chậm hơn. Sử dụng nước ép, người bệnh tiểu đường hấp thụ lượng đường trực tiếp gây tăng đường huyết.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

do-duong-huyet
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn trái cây khô, đóng hộp

2. Tác dụng của hoa quả đối với người bệnh tiểu đường

Chất xơ trong trái cây đem lại cảm giác no lâu cho người dùng. Người bệnh tiểu đường ăn trái cây sẽ hạn chế được cảm giác thèm ăn vặt, ăn ít và dung nạp lượng thức ăn vừa đủ. Bệnh nhân tiểu đường nên ưu tiên các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp và đường huyết tối đa ở mức 69 như bưởi, dâu tây, cam, cherry, bơ, táo, lê, mận, đào, dứa, lựu, đu đủ… Đây là những loại quả rất nhiều chất dinh dưỡng, một số quả còn ngăn ngừa biến chứng tim mạch cho người bệnh tiểu đường.

Đặc biệt, quả dứa được biết đến với đặc tính chống vi-rút, phù hợp cho những bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ nhiễm Covid-19. Quả xoài là món ăn vặt yêu thích của nhiều người, mùa hè này, bệnh nhân tiểu đường có thể thưởng thức vì chỉ số đường huyết của xoài thấp, giúp cải thiện độ nhạy của insulin một cách hiệu quả.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

3. Cách ăn hoa quả cho người bệnh tiểu đường

Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường nên tránh xa các loại hoa quả có hàm lượng đường cao, có thể khiến người bệnh tăng đường huyết đột ngột. Chẳng hạn như chuối chín kỹ, quả vải, xoài chín, sầu riêng, mít…

Do đó, chị Nhàn có thể yên tâm sử dụng trái cây, để giải khát cũng như cung cấp đủ lượng chất lỏng trong ngày. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường khi ăn trái cây cần chú ý: Không nên dùng nhiều hơn 150 gam trái cây mỗi tuần. Cách 6 giờ mới ăn tiếp trái cây thứ hai. Dùng trái cây xa giờ ăn, trước hoặc sau bữa ăn 1-2 giờ. Sử dụng hoa quả sau khi đã tập luyện, đổ nhiều mồ hôi. Uống thêm nước, sau khi đã thưởng thức trái cây.

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn trái cây khô, đóng hộp. Không nên ăn quá nhiều một loại trái cây, chỉ nên ăn tối đa 3 lần trái cây mỗi ngày. Đồng thời, người bệnh có thể đo lại đường huyết sau ăn, để điều chỉnh lượng trái cây cho hợp lý.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp chị Nhàn điều chỉnh được lượng trái cây sử dụng mỗi ngày, kiểm soát tốt hơn lượng đường huyết.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia