Tin tức y tế

Mẹo giảm lượng muối trong bữa ăn cho người suy tim

Người bị suy tim nên hạn chế muối và chất lỏng nạp vào cơ thể. Các bác sĩ khuyến cáo những người bị suy tim nên hạn chế tối thiểu lượng muối ở mức khoảng 2.000 mg mỗi ngày. Khi nấu ăn chỉ nên cho thêm một muỗng cà phê muối.

Biến chứng tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người bệnh tiểu đường (chiếm tới 70%). Bệnh tiểu đường, lượng đường huyết không được kiểm soát, gây tổn thương tế bào thành mạch. Từ đó, hình thành các mảng xơ vữa động mạch, làm hẹp thành động mạch, dẫn đến máu không thể lưu thông, thiếu máu dẫn đến tình trạng suy tim ở người bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường bị suy tim thường có dấu hiệu mệt mỏi, khó thở khi làm việc quá sức, phù và tăng cân, nhịp tim bất thường, thường xuyên khó thở và kiệt sức dần.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Làm thế nào để tránh biến chứng suy tim ở người bệnh tiểu đường?

Xây dựng thực đơn phù hợp cho người bệnh là giảm muối và nước. Hạn chế muối để giảm phù, tăng cường quá trình bài tiết các chất thải.

– Thêm vào món ăn các loại gia vị thay thế để giảm lượng muối, cụ thể là các loại thảo mộc mặn như rau kinh giới, rau thì là, rau húng quế, rau cần tây, hạt tiêu, nước cốt chanh… làm tăng thêm hương vị, giảm thiểu tối đa lượng muối được tiêu thụ. Để thuận tiện hơn, bạn cũng có thể mua hỗn hợp gia vị không có muối. Theo dõi mức tiêu thụ muối và chất lỏng nạp vào cơ thể bằng việc ghi nhật ký hàng ngày. Nếu suy tim nặng, người bệnh cần áp dụng chế độ ăn nhạt toàn bộ.

 – Trao đổi với nhân viên các quán ăn, nhà hàng về lượng muối mà bạn muốn dùng cho món ăn hoặc dặn trước để họ không cho thêm muối.

– Tránh thực phẩm đóng gói sẵn

Thực phẩm đóng gói sẵn thường chứa hàm lượng muối cao để làm tăng hương vị và kéo dài thời hạn sử dụng cho sản phẩm. Một chiếc bánh sandwich cá có đến 882 mg muối. Ngay cả thực phẩm đóng gói sẵn được quảng cáo là lượng muối thấp cũng có mức tối đa được khuyến nghị là 350 mg. Ngoài ra, người bệnh không nên dùng các loại thực phẩm sinh hơi như rau cải, đậu đỗ.

Các loại gia vị như mù tạt, sốt salad, sốt tiêu chanh, nước tương, súp chế biến cũng có chứa hàm lượng muối cao.

– Chia nhỏ lượng chất lỏng nạp vào cơ thể

Bác sĩ khuyến nghị những người mắc bệnh suy tim nên uống 2 lít chất lỏng mỗi ngày, chia nhỏ lượng chất lỏng theo từng bữa. Ngoài nước lọc, người bệnh nên ưu tiên các loại trái cây đông lạnh như cam, quýt, dưa hấu, nho… không chứa nhiều muối, lại có tác dụng làm dịu cơn khát. Đồng thời, chỉ uống ngoài bữa ăn.

– Theo dõi cân nặng của bạn

Gọi ngay cho bác sĩ nếu tăng cân liên tục. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy lượng chất lỏng nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ dẫn ứ dịch, gây phù nề, tăng trọng lượng cơ thể.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Với người bệnh tiểu đường bị suy tim, phải tiến hành điều trị, can thiệp ngoại khoa khi người bệnh dùng thuốc không hiệu quả. Kiểm soát tốt lượng đường huyết nhờ chế độ ăn uống giảm chất đạm, tăng cường rau củ. Bên cạnh đó là vận động, làm việc vừa sức, khám bệnh định kỳ hàng tháng theo chỉ định của bác sĩ.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia