Hỏi - Đáp tiểu đường Kiến thức tiểu đường

Tiêm insulin nhiều có hại không?

Chuyentieuduong.vn – Tiêm insulin nhiều có hại khi người bệnh tiêm không đúng cách và không đúng liều lượng như chỉ dẫn của bác sĩ, thêm vào đó là một số yếu tố tác động khác.

Bác Nguyễn Đức Tài ở huyện Tân Kỳ, Nghệ An gửi câu hỏi đến Chuyện tiểu đường:

“Tôi năm nay 56 tuổi, bị tiểu đường type 1, tôi tự tiêm insulin bằng bút tiêm hàng ngày, mỗi ngày tiêm 2 mũi insulin, nhiều hôm tôi cảm thấy mệt và lả đi. Không biết có phải do tiêm nhiều insulin không? Tiêm insulin nhiều có hại không? Mong Chuyện tiểu đường giải đáp thắc mắc giúp tôi”.

Trường hợp của bác Tài, chúng tôi có một số giải đáp sau:

1. Tiêm insulin nhiều có hại không?

Phương pháp tiêm insulin ở người bệnh tiểu đường giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Tiêm insulin là một phương pháp hiệu quả nếu người bệnh tiêm đúng cách và đúng chỉ định theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Bản chất của insulin là một hormone kiểm soát và giảm biến chứng biến chứng tiểu đường. Người bệnh tiểu đường có thể phải sử dụng insulin đơn thuần hoặc phối hợp insulin cả ngày, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ ăn uống, lối sống và dùng thuốc.

Tiêm insulin có tác dụng khi người bệnh kết hợp ăn uống điều độ và đúng giờ. Khi người bệnh tiêm quá liều insulin hoặc không nạp đủ lượng đường bột, tiêm khi quá căng thẳng, sẽ dẫn đến hạ đường huyết. Với các dấu hiệu cụ thể như mệt mỏi, vã mồ hôi, co giật hay mất ý thức. Do đó, tiêm insulin nhiều có hại khi người bệnh tiêm không đúng cách và không đúng liều lượng như chỉ dẫn của bác sĩ, thêm vào đó là một số yếu tố tác động khác.

2. Nguyên tắc tiêm insulin

Người bệnh tiểu đường tự tiêm insulin tại nhà cần chú ý một số nguyên tắc khi tiêm dưới đây:

– Sát khuẩn vị trí tiêm trước khi tiêm: Vì đây là điều kiện để cơ thể hấp thụ insulin tốt nhất, tránh nhiễm khuẩn tại vùng tiêm.

– Tuân thủ thời gian tiêm: Các bác sĩ chuyên khoa nội tiết sẽ dựa vào tình trạng bệnh của bệnh nhân để chỉ định cụ thể nên tiêm loại insulin nào. Loại có tác dụng nhanh, tiêm trước khi ăn và có tác dụng sau đó 15-20 phút. Loại insulin có tác dụng trung bình, tiêm vào có tác dụng từ 30-1h sau đó.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

– Thay đổi vị trí tiêm: Người bệnh tiểu đường cần luân phiên các vị trí tiêm. Nếu tiêm 2 mũi mỗi ngày, người bệnh cần tiêm ở các vị trí và các vùng khác nhau. Việc này sẽ dự phòng được tình trạng loạn dưỡng lip, có thể dẫn đến nổi cục cứng hoặc lắng đọng mỡ phát triển dưới da và ảnh hưởng đến việc hấp thu insulin. Khi tiêm liều insulin để có tác dụng kéo dài ban đêm người bệnh sẽ tiêm vào đùi. Tuy nhiên, họ sẽ thay đổi vị trí giữa đùi phải và đùi trái. Mỗi vị trí tiêm cách nhau 5 cm.

ket-hop-che-do-an-uong-khoa-hoc-khi-tiem-insulin
Tiêm insulin có tác dụng khi người bệnh kết hợp ăn uống điều độ đúng giờ và tập luyện khoa học

Cố gắng đặt giờ tiêm đúng cho từng vị trí. Ví dụ, tiêm vào bụng trước bữa sáng, tiêm vào đùi trước bữa trưa và tiêm vào cánh tay trước bữa tối.

3. Một số lưu ý khi tiêm insulin

– Kiểm tra lượng đường huyết và ghi chép lại: Quá trình ăn uống, vận động, suy nghĩ trong ngày của bạn sẽ ảnh hưởng nhiều đến chỉ số đường huyết. Nếu lượng đường huyết thay đổi lớn, bạn cần nên thăm hỏi lại bác sĩ để điều chỉnh lượng insulin tiêm vào cơ thể.

– Cẩn thận với tình trạng hạ đường huyết sau tiêm: Tiêm sai liều, ăn không đủ lượng thức ăn sau tiêm, căng thẳng hoặc luyện tập nhiều hơn bình thường sẽ dẫn đến hạ đường huyết. Nếu gặp trường hợp hạ đường huyết đột ngột, người bệnh cần ăn kẹo hoặc uống một ly nước trái cây sau đó để ổn định lại đường huyết.

– Không nên tiêm insulin quá sâu, cơ thể hấp thụ insulin nhanh, việc tiêm sẽ khiến người bệnh cảm giác vị trí tiêm đau hơn.

– Không nên ăn ngay sau khi tiêm: Người bệnh nên ăn sau tiêm 15 phút để đảm bảo tác dụng của thuốc.

– Thay đổi liều lượng tiêm insulin cần hỏi ý kiến bác sĩ

Khi cần thay đổi loại insulin hoặc thay đổi liều insulin mà bạn đang sử dụng nên hỏi ý kiến của bác sĩ để hạn chế tối thiểu nguy cơ cao mắc phải các biến chứng và phản ứng phụ.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

3. Sử dụng hợp lý insulin cho người bệnh đái tháo đường

Đối với người bị tiểu đường type 2, nên đến gặp bác sĩ 3-4 tháng/lần để kiểm tra định kỳ. Ở mỗi một lần khám, bác sĩ có thể đánh giá nhu cầu insulin của bạn và điều chỉnh lại liều lượng cho phù hợp.

– Không hoảng loạng khi tiêm quá ít hoặc quá nhiều insulin. Nếu cảm thấy mình tiêm quá nhiều insulin, người bệnh có thể ăn các loại thức ăn chứa đường mà cơ thể hấp thu nhanh như nước trái cây hoặc viên kẹo, thìa mật ong.

Nếu sử dụng quá ít insulin hoặc quên tiêm insulin trước bữa ăn, bạn có thể đo lại lượng đường huyết của mình. Nếu đường huyết lên quá cao, người bệnh cần tiêm một mũi insulin tác dụng nhanh để làm giảm lượng đường huyết. Nếu không chắc về liều insulin bạn đã sử dụng, hãy đến gặp bác sĩ để điều chỉnh ngay liều dùng và nhận lời khuyên.

Hy vọng, với những chia sẻ trên đây, bác Tài có thể yên tâm, khi tiêm insulin tại nhà.

Chúc bác thật nhiều sức khỏe!

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia