Hỏi - Đáp tiểu đường Kiến thức tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có ăn chuối được không?

Anh Trần Nhất Linh (40 tuổi) ở huyện Nông Cống, Thanh Hóa gửi câu hỏi đến Chuyện tiểu đường:

“Tôi bị bệnh tiểu đường 3 năm, ăn uống kiêng khem vì sợ đường huyết sẽ lên cao. Nhà tôi làm nông nên trồng rất nhiều chuối. Tuy nhiên, từ khi bị bệnh tiểu đường, tôi không dám ăn nữa vì nghe nói chuối có nhiều tinh bột. Vậy Chuyện tiểu đường cho tôi hỏi: Người bị bệnh tiểu đường có ăn chuối được không?“.

Trường hợp của anh Linh, chúng tôi có một số giải đáp sau:

Đối với bệnh tiểu đường, điều quan trọng là phải giữ lượng đường trong máu ổn định nhất có thể. Vì lý do này, điều cần thiết là tránh hoặc giảm thiểu các loại thực phẩm gây tăng đột biến lượng đường trong máu.

Chuối chứa một lượng tinh bột nhất định, làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, người bệnh tiểu đường nên ăn chuối số lượng vừa phải để ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của một số biến chứng của bệnh tiểu đường.

Khi lượng đường trong máu tăng lên ở những người không mắc bệnh tiểu đường, cơ thể của họ sẽ sản sinh ra insulin, giúp di chuyển đường ra khỏi máu và vào các tế bào. Tuy nhiên, quá trình này không hoạt động như bình thường ở những người mắc bệnh tiểu đường. Thay vào đó, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào kháng lại insulin được tạo ra.

Có bao nhiêu đường trong một quả chuối?

Một quả chuối trung bình chứa 29 gram tinh bột và khoảng 15 gam đường.

Chuối có chứa tinh bột đơn, có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao hơn các chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, trong chuối cũng có 3 gram chất xơ, có thể làm giảm lượng đường trong máu. Do đó, người bệnh tiểu đường cố gắng ăn đủ chất xơ, sử dụng quả chuối vừa phải vì nó có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ tinh bột.

Một cách để xác định quả chuối ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào thì xem chỉ số đường huyết sau khi ăn chuối khoảng 1h. Nếu đường huyết tăng lên nhanh, đột ngột, người bệnh nên dừng ăn món chuối ngay.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Chuối xanh chứa ít đường và nhiều tinh bột kháng tốt cho cơ thể. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2015 về quản lý lượng đường trong máu ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường type 2 cho thấy, trong khoảng thời gian 8 tuần, những người bổ sung tinh bột kháng có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn những người không bổ sung.

Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng tinh bột kháng có thể có những tác dụng có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường type 2 , chẳng hạn như cải thiện độ nhạy insulin và giảm viêm.

Điều chỉnh lại khẩu phần ăn, người bệnh thưởng thức một quả chuối nhỏ hơn để giảm lượng đường huyết

Tác dụng của chuối đối với lượng đường trong máu

Chuối vàng hoặc chín, chứa ít tinh bột kháng hơn chuối xanh, cũng như nhiều đường hơn, hấp thụ nhanh hơn so với tinh bột. Điều này có nghĩa là ăn chuối chín sẽ khiến lượng đường trong máu của bạn tăng nhanh hơn so với chuối xanh.

Hầu hết các hướng dẫn về chế độ ăn uống chung cho bệnh tiểu đường đều khuyên bạn nên tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh bao gồm trái cây. Điều này là do ăn trái cây và rau quả có liên quan đến sức khỏe tốt hơn và giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim và một số bệnh khác.

Những người sống chung với bệnh tiểu đường thậm chí còn có nguy cơ mắc các bệnh này cao hơn, vì vậy ăn đủ trái cây và rau quả là rất quan trọng.

Không giống như các sản phẩm đường như kẹo và bánh, đường trong trong trái chuối đi kèm với chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Cụ thể, chuối cung cấp chất xơ, kali, vitamin B6 và vitamin C. Do đó, đối với hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường, trái cây, bao gồm cả chuối là một lựa chọn lành mạnh nếu ăn lượng phù hợp.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Nếu bạn thích ăn chuối, những lời khuyên sau đây có thể giúp giảm thiểu tác động của chuối với lượng đường trong máu:

– Điều chỉnh lại khẩu phần ăn. Ăn một quả chuối nhỏ hơn để giảm lượng đường nạp vào cơ thể.

– Chọn một quả chuối không quá chín để hàm lượng đường thấp hơn.

– Chia lượng trái cây bữa ăn, mỗi loại 1/2 quả, giúp giảm lượng đường huyết và giữ cho lượng đường trong máu ổn định.

– Ăn quả chuối kèm với các loại thực phẩm khác. Chẳng hạn như các loại hạt hoặc sữa chua, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường.

Như vậy, bạn có thể muốn theo dõi ảnh hưởng của chuối đến lượng đường trong máu như thế nào sau khi ăn, để có thể điều chỉnh thói quen ăn uống của mình cho phù hợp.

Hy vọng, những chia sẻ trên đây, giúp ích được cho bác Linh và những người bệnh tiểu đường khác, đặc biệt là những người thích ăn trái cây và cụ thể là quả chuối.

Chúc bác sức khỏe!

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia