Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Chuyentieuduong.vn – Người bị bệnh tiểu đường là do cơ thể không tạo ra đủ insulin sau khi ăn hoặc cơ thể không hấp thụ được insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa, lượng đường trong máu cao. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Bệnh tiểu đường nguy hiểm khi lượng đường huyết không được kiểm soát tốt, phát sinh những biến chứng xấu.

1. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Giai đoạn tiền đái tháo đường, khi người bệnh phát hiện và điều trị kịp thời. Giảm lượng đường huyết, bệnh tình dần được cải thiện. Tuy nhiên, khi chuyển sang giai đoạn đái tháo đường type 2, người bệnh không can thiệp sớm phương pháp điều trị. Ăn uống sinh hoạt không khoa học, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đáng chú ý phải kể đến biến chứng về tim mạch (xơ vữa động mạch, đột quỵ, tai biến mạch máo não), biến chứng hệ thần kinh (tê bì chân chay, teo cơ), bệnh võng mạc (mắt mờ, đục thủy tinh thể), biến chứng thận (suy thận), loét bàn chân, chậm lành vết thương…

Theo thống kê, trong số các bệnh nhân phát hiện bị tiểu đường thì có đến 70 – 80% số người tử vong do các biến chứng liên quan đến tim mạch và các triệu chứng khác kèm theo. Do đó, bệnh tiểu đường có nguy hiểm hay không, còn tùy thuộc vào thời gian phát hiện và điều trị kịp thời của người bệnh.

Để chữa bệnh tiểu đường, tránh những biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân cần duy trì lượng glucose ở mức cho phép (<6.5 mmol/l). Lượng đường huyết được duy trì ổn định khi người bệnh kết hợp 3 liệu pháp: Dinh dưỡng – vận động – thuốc.

2. Hướng dẫn điều trị đái tháo đường

Đối với chế độ dinh dưỡng: Chú ý lượng calo nạp vào cơ thể, cung cấp đủ lượng calo vào cơ thể để duy trì hoạt động thể chất, giảm lượng mỡ và thịt. Thay vào đó là ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như rau củ, nhiều chất xơ và các loại hoa quả không làm tăng đường huyết như bưởi, cam, thanh long…

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Người bệnh tiểu đường nên tự chuẩn bị máy đo để theo dõi huyết áp và mỡ máu hàng ngày

Người bị tiểu đường thừa cân phải giảm thể trọng bằng chế độ ăn uống và tập luyện thường xuyên. Như vậy mới tránh được các biến chứng vi mạch như ở thận và tim, mắt.

– Chế độ vận động: Vận động giúp giảm lượng glucose. Do đó kéo theo lượng insulin hàng ngày phải tiêm vào cơ thể giảm. Người bệnh tiểu đường type 2 cần coi vận động như một phương pháp điều trị đái tháo đường quan trọng. Tập thể dục thường xuyên 30 phút/ngày, có tác dụng làm giảm đường huyết hiệu quả. Bên cạnh đó việc tập luyện cũng giúp giảm cân. Hạn chế béo phì, ngăn ngừa được biến chứng của bệnh tiểu đường.

– Dùng thuốc: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn và hướng dẫn liều lượng cụ thể cho người bệnh. Tuân thủ sử dụng thuốc điều trị đều đặn. Người bệnh đái tháo đường nên kết hợp với việc kiểm soát bằng chế độ ăn khoa học. Tăng cường tập luyện thể dục thể thao.

tam-hong-phuc

Người bệnh tiểu đường nên tự chuẩn bị máy đo để theo dõi huyết áp và mỡ máu hàng ngày. Chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo biến chứng tiểu đường. Thăm khám bác sỹ định kỳ để có phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia