Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Bệnh tiểu đường có truyền nhiễm không?

Chuyentieuduong.vn – Theo số liệu thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), mỗi giờ có thêm hơn 1.000 bệnh nhân tiểu đường mắc mới. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao không kém tỷ lệ lây nhiễm của Covid-19. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi là liệu bệnh tiểu đường có truyền nhiễm hay không?

1. Bệnh truyền nhiễm là gì?

Bệnh truyền nhiễm là bệnh do các loại vi sinh vật gây ra (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng), được lây lan trực tiếp trong cộng đồng qua nhiều con đường khác nhau.

Bệnh truyền nhiễm lây lan qua nhiều con đường như đường tiêu hóa, đường máu, đường hô hấp, qua da và quan hệ tình dục.

Bệnh truyền nhiễm lây lan qua 4 giai đoạn:

* Nung bệnh là thời kỳ mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, cho đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Thời gian này có thể ngắn dài tùy thuộc vào thể trạng người bệnh.

* Khởi phát là thời kỳ bệnh có những triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài như đau đầu, ho sốt… Các triệu chứng đến một cách từ từ, tăng lên theo từng ngày hoặc bộc phát trong thời gian ngắn. Tùy vào thể trạng người bệnh.

* Toàn phát là khi cơ thể bắt đầu phát bệnh nặng, các biến chứng của bệnh dẫn tới cấp cứu hay tử vong xuất hiện trong giai đoạn này. Bệnh truyền nhiễm lúc này cũng bùng phát mạnh nhất nên sẽ lây ra cho nhiều người.

* Hồi phục là thời kỳ các mầm bệnh và độc tố được đào thải ra khỏi cơ thể sẽ trở lại trạng thái ban đầu. Thời gian hồi phục phụ thuộc vào khả năng của cơ thể và chế độ sinh hoạt hợp lý.

2. Bệnh tiểu đường truyền nhiễm không?

Bệnh tiểu đường là bệnh do rối loạn chức năng chuyển hóa hoạt động của tuyến tụy. Khiến cơ thể thiếu hụt insulin dẫn đến tăng glucose trong máu. Bệnh tiểu đường có nguyên nhân từ di truyền hay môi trường sinh hoạt không lành mạnh tạo ra.

Bệnh tiểu đường có truyền nhiễm không? thì câu trả lời là ‘Không”. Bởi bệnh không phải do các vi sinh vật gây ra, cũng không phải là bệnh lây lan trực tiếp.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Người bệnh tiểu đường không thể lây lan bệnh qua các con đường tiêu hóa, đường máu, hô hấp hay quan hệ tình dục. Bố mẹ cùng mắc bệnh tiểu đường vẫn có khả năng di truyền lại cho đứa con, đặc biệt là tiểu đường type 1 thì tỉ lệ này là 30%.

Bệnh tiểu đường không lây nhiễm nên người bệnh có thể tiếp xúc gần. Ảnh minh họa

3. Bệnh tiểu đường phát triển mạnh chủ yếu là do lối sống và ý thức người bệnh

Bệnh tiểu đường trở thành căn bệnh phổ biến không phải do yếu tố lây lan dịch tễ, chủ yếu nằm trong lối sống và ý thức của người bệnh.

Một số người bị bệnh tiểu đường do di truyền từ nhỏ. Người bệnh tiểu đường bẩm sinh chủ yếu do cha mẹ mắc bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường trước khi mắc bệnh thường có lối sống thiếu khoa học, ăn quá nhiều thực phẩm chứa lượng đường cao. Sinh hoạt không đúng giờ khiến tụy tạng bị tổn thương.

Người bệnh tiểu đường cũng thiếu ý thức về chăm sóc sức khỏe bản thân, gây ra việc bệnh tích lũy âm thầm trong thời gian dài. Người bệnh tiểu đường càng phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Do đó, cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của kinh tế xã hội tạo ra nhiều loại thực phẩm đa dạng hơn. Trong đó có nhiều loại chứa hàm lượng đường cao. Người dân thường ăn quá đá các loại thực phẩm nhiều đường này trong thời gian dài, dễ mắc bệnh tiểu đường. Khi lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn, người dân cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng để bảo đảm cơ thể khỏe mạnh.

Lối sống lành mạnh là phương pháp tốt giúp phòng bệnh tiểu đường. Ảnh minh họa

Từ đây, bạn có thể hiểu: “Bệnh tiểu đường có truyền nhiễm không?”. Sự phát triển của bệnh tiểu đường phụ thuộc nhiều vào lối sống, ý thức của mỗi người.

tam-hong-phuc

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia