Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Các phương pháp hiệu quả chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc

Người bệnh tiểu đường không phải ai cũng phát hiện sớm bệnh ngay từ giai đoạn đầu tiên, để sử dụng thuốc hiệu quả ngay từ đầu. Người bệnh tiểu đường sử dụng thuốc lâu năm, có nhiều triệu chứng mệt mỏi mãn tính, phụ thuộc vào thuốc nhiều hơn. Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc khác, rất đời thường và hiệu quả cao.

Các phương pháp chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc, có hiệu quả cao như sau:

* Chế độ dinh dưỡng hợp lý, duy trì thể trạng thích hợp

Người bệnh tiểu đường mắc các hội chứng thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng cao hơn. Biểu hiện rõ nhất ở người bệnh tiểu đường thừa cân, béo phì là nguy cơ huyết áp cao, khả năng đột quỵ lớn, nhồi máu cơ tim…

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh chính là giữ nguyên được mức năng lượng nạp vào mỗi ngày, điều chỉnh tỷ lệ cân bằng giữa các chất dinh dưỡng cho phù hợp với thể trạng người bệnh.

Các nhóm thực phẩm cần tăng cường là đạm, vitamin và khoáng chất, giảm nạp vào các chất đường bột, chất béo bão hòa. Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không ăn thêm trái cây ngọt và tinh bột sau 8 giờ tối bởi sẽ làm tăng đường huyết.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng với người bệnh tiểu đường

* Tập luyện thể dục đều đặn

Người bệnh tiểu đường thường e ngại việc luyện tập thể dục thể thao, do có thể gây ra những chấn thương, dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó người bệnh tiểu đường nên lựa chọn những môn thể thao an toàn, khả năng va chạm ít để đảm bảo cơ thể không bị tổn thương.

Đi bộ, bơi lội, tập dưỡng sinh, yoga, đạp xe là những môn thể thao thích hợp với người bệnh tiểu đường. Những môn thể thao này giúp vận động toàn thân thể, lưu thông máu tốt hơn, giúp tuyến tụy tiết ra insulin một cách tự nhiên.

Chế độ tập luyện được khuyến nghị là 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Người bệnh tiểu đường có thể điều chỉnh chế độ tập luyện, phù hợp tùy theo độ tuổi và thời gian sinh hoạt của bản thân.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

* Giữ cho tinh thần thoải mái

Người bệnh tiểu đường thường dễ rơi vào trạng thái hoang mang và chán nản, gây ra những khó khăn trong quá trình điều trị. Người bệnh tiểu đường bị mất ngủ hoặc stress sẽ khiến cơ thể tiết ra hormone cortisol và epinephrine gây tăng đường huyết đột ngột.

Người bệnh tiểu đường nên tìm đến thú vui thư giãn và ngủ đủ ít nhất 7-8 tiếng/ngày, để cơ thể đủ sức chống chọi với bệnh tật. Nghe nhạc nhẹ nhàng, đọc sách, ngồi thiền… là những phương pháp phổ biến giúp người bệnh tiểu đường ổn định tinh thần và sự giúp đỡ của gia đình cũng đóng góp một phần quan trọng.

Tập luyên đều đặn giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường

* Từ bỏ thói quen xấu

Người bệnh tiểu đường có những thói quen xấu đã ăn sâu vào ý thức từ nhiều năm. Một trong những thói quen nguy hiểm đó là hút thuốc lá, gây nên nhiều biến chứng tiểu đường và làm tổn thương phổi. Chất nicotine trong thuốc lá làm chậm khả năng hấp thụ và tăng nguy cơ kháng insulin của cơ thể.

Uống rượu bia cũng gây ra tình trạng tăng nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường uống rượu bia gây ức chế gan, làm hạ đường huyết đột ngột khiến người rơi vào trạng thái hôn mê, bất tỉnh.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Tóm lại, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể giảm sự phụ thuộc vào thuốc trị tiểu đường, insulin nhân tạo nếu thực hiện những phương pháp đơn giản như trên. Người bệnh tiểu đường càng duy trì các phương pháp trên trong thời gian dài, sẽ càng làm giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường, giảm dần sử dụng thuốc trị tiểu đường theo thời gian.

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia