Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Nguy cơ tử vong sớm ở người bệnh tiểu đường rối loạn giấc ngủ

Người bệnh đái tháo đường thường hay mất ngủ, họ rất khó đi vào giấc ngủ. Biến chứng tiểu đường kết hợp với giấc ngủ kém làm tăng nguy cơ tử vong sớm ở người bệnh.

Bệnh nhân đái tháo đường type 1 thường hay mất ngủ vào đầu giấc, tiểu đường type 2 lại mất ngủ vào cuối giấc, họ trằn trọc khoảng 2-3 tiếng mới có thể chợp mắt ngủ. Nếu đi vào giấc ngủ sớm thường chợt thức giấc vào rạng sáng, khó đi vào lại giấc ngủ.

Mất ngủ kéo theo cảm giác mệt mỏi, người uể oải, giảm sút năng lượng, sinh lực, đặc biệt khiến mức đường huyết lên xuống không đều. Không ngủ đủ giấc dẫn đến người bệnh ăn không ngon, ăn quá ít hoặc quá nhiều, không còn hứng thú trong chuyện vợ chồng, công việc bị ảnh hưởng, tinh thần bị rối loạn. Người bệnh có cảm giác buồn rầu, hay bực bội khó chịu, lâu dần có thể dẫn đến biến chứng trầm cảm.

Các nhà nghiên cứu Đại học Surrey ở nước Anh thống kê từ gần 500.000 người trưởng thành trung niên cho thấy: “Ở những người mắc bệnh tiểu đường và thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ, nguy cơ tử vong trong gần 9 năm cao hơn 87% so với những người không có tình trạng này. Tỷ lệ này cao hơn 12% ở những người mắc bệnh tiểu đường không bị rối loạn giấc ngủ”.

Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ ở người bệnh đái tháo đường?

Ảnh minh họa

Người mắc bệnh đái tháo đường gặp tình trạng mất ngủ thường xuyên. Vì lượng glucose trong máu luôn cao khiến người bệnh phải đi tiểu nhiều lần trong đêm, gián đoạn việc ngủ và giảm chất lượng của giấc ngủ. Bên cạnh đó, đường huyết hạ đột ngột khiến cho người bệnh bị đổ mồ hôi nhiều về đêm.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Theo Chuyên gia về giấc ngủ, Tiến sĩ Raj Dasgupta, Phó giáo sư y học lâm sàng tại Đại học Nam California, cho hay: “Bệnh tiểu đường rất dễ bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ. Chẳng hạn, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 (loại phổ biến nhất) bị gián đoạn giấc ngủ do thừa cân và bị nghẽn đường thở khi ngủ. Họ cũng dễ mắc các bệnh về thận, đi vệ sinh nhiều lần trong đêm, hoặc có thể bị biến chứng thần kinh do tiểu đường, tổn thương mạch máu ở chân và khó ngủ vì đau đớn”.

Làm thế nào để cải thiện giấc ngủ?

Việc điều chỉnh chế độ làm việc, giảm thiểu căng thẳng, lo âu rất quan trọng. Vừa hạn chế tính mất ngủ lại kiểm soát được lượng đường huyết. Nếu mất ngủ, người bệnh nên thả lỏng, thư giãn, thực hiện chế độ ăn ăn cũng như chế độ điều trị, dùng thuốc một cách khoa học.
Tránh tình trạng chán nản nếu quá trình điều trị bệnh tiểu đường không như mong muốn. Luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan để chiến đấu với bệnh tật. Tập luyện thể dục thể thao, tham gia các lớp học yoga, thiền để cải thiện cảm xúc…

Để có giấc ngủ tốt, bạn cần nhìn nhận lại những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ mà mình đang gặp phải để giải quyết sớm. Bởi lẽ, thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày của bạn, chưa kể là nguy cơ tử vong sớm. Nếu còn mất ngủ do tiểu đường, bạn nên thay đổi lối sống, chế độ ăn uống cho lành mạnh, khoa học để tình trạng này không trầm trọng thêm.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia