Hỏi - Đáp tiểu đường Kiến thức tiểu đường

Người bị tiểu đường nên ăn gì?

Tiểu đường là căn bệnh khó phát hiện, khi những biểu hiện của ngưởi bệnh thể hiện ra bên ngoài thì căn bệnh đã chuyển biến xấu rồi, vì vậy việc thay đổi thói quen sinh hoạt, điều chỉnh chế độ ăn uống là việc làm rất quan trọng để phòng ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường là do thiếu sản xuất insulin của tuyến tụy hoặc insulin không phát huy tác dụng dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể. Biểu hiện lượng đường huyết trong máu luôn cao hơn mức bình thường.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, lượng đường huyết hoàn toàn có thể điều chỉnh nhờ vào tuân thủ khẩu phần ăn dinh dưỡng, kết hợp tập luyện thể dục thể thao và bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ sức khỏe có nguồn gốc thiên nhiên.

Người bị tiểu đường nên ăn gì?

Bác Trần Quang Tuấn ( SN 1965) ở Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội chia sẻ: “Tôi bị tiểu đường type 2, tôi vẫn đang dùng thuốc và ăn kiêng theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, tôi được biết những người có bệnh nền tiểu đường dễ bị nhiễm Covid-19. Xin chuyên gia của “Chuyện tiểu đường” tư vấn cho trường hợp tiểu đường của tôi.”

Theo chuyên gia Tâm Hồng chia sẻ: “Người cao tuổi, đặc biệt là những người bị mắc bệnh tiểu đường, ban đầu, người bệnh cần cung cấp đầy đủ một lượng dinh dưỡng nhất định để đảm bảo sức khỏe. Quá trình điều trị không bắt buộc người bệnh phải kiêng khem quá nhiều. Bữa ăn hàng ngày cần chú ý hạn chế tăng cholesterol và triglycerid trong máu để tránh biến chứng tiểu đường”.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

“Muốn đạt mức glucose-máu gần như bình thường 3,9- 7mmol/L, trong máu tĩnh mạch lúc đói và 10mmol/L sau ăn cũng như không để glucose- máu hạ thấp dưới 3mmol/L thì cần phải chú ý chế độ dinh dưỡng phù hợp”.

7 nguyên tắc về chế độ ăn dành cho người tiểu đường:

– Cung cấp đủ năng lượng (chất béo, chất bột đường, protein, vitamin và chất khoáng)

– Giảm lượng tinh bột

– Tăng cường chất xơ (bổ sung 400-500gram rau xanh mỗi ngày)

– Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

– Chia bữa ăn thành nhiều bữa (thêm các bữa phụ và không ăn quá no hoặc quá đói)

– Cố định giờ ăn

– Ổn định lượng thức ăn ăn vào

Đối với những người huyết áp cao, bệnh đái tháo đường hay có các bệnh nền liên quan khuyến cáo chỉ nên sử dụng những chất bột đường (carbohydrate) có chỉ số đường thấp như ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt…), các loại đậu, khoai, ngô, củ cải, bánh mì…

Bổ sung protein trong bữa ăn với các loại thịt, cá, đậu đỗ, sữa và các sản phẩm chế biến từ trứng. Cân đối việc sử dụng nhiều chất béo trong dầu thực vật như olive, hướng dương, đậu nành…thay vì chất béo động vật.

Một số số khoáng chất cẩn thiết như sắt có nhiều trong thịt đỏ, cá. Kết hợp vitamin A có nhiều trong rau quả màu vàng và đỏ như cà rốt, khoai nghệ, đu đủ, xoài, cà chua, bí đỏ.., đặc biệt là các loại rau có màu xanh thẫm.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Rau xanh có tác dụng giảm đường huyết đáng kể sau ăn. Khi ăn sáng người bệnh có thể ăn thêm các loại ra thơm, giá đỗ, dưa chuột…để dễ hấp thụ thức ăn hơn. Người bệnh cần dành ra 15-30p, từ 6-7h30 sáng để hấp thu vitamin D ánh nắng mặt trời, chống loãng xương. Vận động nhẹ nhàng vào buổi sáng cũng rất tốt.

Bệnh tiểu đường không nên ăn kiêng quá mức

Phân chia lượng tinh bột vào mỗi bữa ăn

Mỗi bữa ăn, người bệnh tiểu đường có thể ăn 1, 2 hoặc 3 bữa phụ trong ngày tùy theo tình trạng glucose – máu đã đo lường được hoặc theo tính chất công việc… Trong bữa ăn phụ, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 15g tinh bột và 1.5 lạng quả (bưởi, thanh long, ổi, đu đủ…).

Người bệnh tiểu đường nên giảm 10% tinh bột vào bữa ăn và bù vào đó là các chất đạm và chất béo để đảm bảo tổng năng lượng vào cơ thể vẫn là 100% như người bình thường. Nếu giảm quá nhiều tinh bột sẽ thiếu năng lượng dễ dẫn đến hạ đường huyết. Nên nhiều bệnh nhân không hiểu về bệnh tiểu đường nên ăn kiêng quá mức, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Ngoài các bữa ăn chính, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung thêm các sản phẩm đa vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng để cơ thể khỏe mạnh. Tránh ăn nhiều các loại phụ tạng động vật, chất béo và muối.

Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia “Chuyện tiểu đường” gửi đến bác Tuấn. Chúc bác có sức khỏe thật tốt!

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia