Hỏi - Đáp tiểu đường Kiến thức tiểu đường

Thực đơn cho người bị bệnh tiểu đường lâu năm

“Sống vui, sống khỏe, sống có ích” là tiêu chí mà các bạn trẻ muốn hướng đến cho bố mẹ của mình khi họ về già. Làm sao để vào tuổi “xế chiều” những người làm cha, làm mẹ vẫn giữ được sức khỏe tốt, minh mẫn và không phải dằn vặt vì cơn đau bệnh tật?

Có cơ duyên được chia sẻ cùng Chuyện tiểu đường, bác Phùng Bá Mùi (trú tại xã Đông Sơn, TP. Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình), năm nay 58 tuổi, hiện bác đang làm bảo vệ tại một cho một cửa hàng kinh doanh đồ nội thất. Qua đây, không chỉ riêng bác Mùi mà những người bệnh tiểu đường nói chung, mong muốn được giải đáp một số thắc mắc liên quan đến chế độ ăn uống dành cho người bệnh. Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?

“Cách đây 2 năm, tôi thường đi tiểu nhiều, nước tiểu đục và nhiều khi đi tiểu thấy rất rát. Đi khám, tôi mới phát hiện mình bị sỏi thận mà nguyên nhân dẫn đến sỏi thận được chẩn đoán là đái tháo đường type 2 từ lâu, dẫn đến biến chứng thận”.

“Thời gian đầu điều trị bệnh, tôi dùng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ. Tuy nhiên, khi ngừng thuốc, chỉ số đường huyết của bác lại không còn ổn định như trước. Vậy cho bác hỏi, tôi nên ăn gì để cải thiện bệnh tiểu đường” – bác Mùi chia sẻ.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Tại Việt Nam, theo thống kê của hội nội tiết và đái tháo đường, cho đến nay, nước ta có gần 5 triệu người mắc bệnh tiểu đường, phần lớn là do quá trình sinh hoạt, ăn uống không điều độ. Người bị đái tháo đường cần có chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu, để giảm thiểu chất thải, chất lỏng quá mức mà thận phải xử lý.

TS. BS. Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết ĐTĐ – Bệnh viện Bạch Mai tư vấn, người bị đái tháo đường cần bổ sung các nhóm thực phẩm sau đây trong bữa ăn.

Bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể kiểm soát, nhờ chế độ ăn uống phù hợp.

– Bổ sung nhiều rau xanh rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, không cho thêm các loại sốt chất béo để ăn cùng rau xanh. Thay vào đó, người bệnh tiểu đường nên chế biến thành các dạng rau luộc, hấp để giảm lượng đường huyết đến mức tối ưu.

– Vẫn sử dụng chất béo nhưng là chất béo tốt. Chất béo thực vật như bơ, dầu oliu, trong hạt hướng dương, hạt bí…sử dụng thay thế chất béo động vật mà gia đình bạn vẫn hay dùng. Bên cạnh đó, các loại cá thu, cá mòi, cá ngừ cũng giàu axit béo Omega3 rất có lợi cho người bệnh tiểu đường.

– Uống đủ nước: Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể từ 1.5 đến 2l nước mỗi ngày.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Nguyên tắc chung để xây dựng thực đơn cho người tiểu đường được hiểu một cách đơn giản là đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng: chất bột đường vừa phải, chất đạm, chất béo và chất xơ. Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no hoặc để quá đói.

Tuyệt đối không sử dụng thức ăn chiên, rán quá nhiều, đồ hộp, thực phẩm nhiều đường, chất béo. Hạn chế tinh bột, chất kích thích, có cồn.

Bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nếu người có chế độ ăn uống phù hợp, kết hợp với việc bổ sung sản phẩm bảo vệ sức khỏe có lợi cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Mong là những lời chia sẻ trên đây sẽ giúp bác Mùi điều chỉnh được chế độ ăn uống của mình sao cho hợp lý.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia